backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Trầm cảm khi mang thai: Mẹ bầu nên biết những gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 13/10/2020

    Trầm cảm khi mang thai: Mẹ bầu nên biết những gì?

    Trầm cảm khi mang thai không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé trong bụng mẹ. Nếu muốn kiểm soát được tình trạng nguy hiểm thầm lặng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân càng sớm càng tốt!

    Mặc dù nhiều người cho rằng bầu bí là một khoảng thời gian hạnh phúc khi nuôi dưỡng và chờ đợi bé yêu chào đời, có tới khoảng 10% đến 20% mẹ bầu phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong bụng, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

    Thực trạng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol đã cho hai nhóm phụ nữ mang thai ở độ tuổi khoảng 22–23 làm bài kiểm tra độ trầm cảm. Một nhóm gồm 2.390 bà mẹ sinh con vào đầu những năm 1990 và nhóm kia gồm 180 bà mẹ ở thế hệ tiếp theo (là con gái hoặc con dâu của những phụ nữ thế hệ trước).

    Kết quả đánh giá cho thấy có 17% bà mẹ ở thế hệ trước bị trầm cảm trong khi có tới 25% bà mẹ ở thế hệ sau bị mắc chứng này. Khả năng bị trầm cảm khi có bầu ở phụ nữ trẻ ngày nay cao hơn tới 51% so với thế hệ trước.

    Các nhà khoa học cho biết sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm trong lúc có con đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những quan tâm y tế cần có để cải thiện tình trạng này.

    Chứng trầm cảm mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng làm việc của người mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng.

    Nguyên nhân bà bầu bị trầm cảm khi mang thai

    Nguyên nhân phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

    Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai gồm:

    • Chịu áp lực tài chính
    • Không nhận được sự hỗ trợ tinh thần như mong muốn
    • Phụ nữ ngày càng có nhiều áp lực cuộc sống do phải cân bằng giữa công việc và gia đình
    • Mang thai khiến nội tiết tốt thay đổi liên tục, từ đó làm cho tâm sinh lý của mẹ bầu cũng bị chịu tác động theo, dẫn đến trầm cảm.

    Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

    Tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường nên phụ nữ mang thai thường có lúc những lúc xúc động. Tuy nhiên, nếu sự buồn chán và căng thẳng gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày thì các mẹ bầu hãy tìm kiếm sự giúp đỡ vì đây có thể là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai.

    Những dấu hiệu cho thấy bạn bị trầm cảm khi mang thai bao gồm:

  • Suy nghĩ tiêu cực
  • Lo lắng quá mức
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mất ngủ liên tục
  • Cảm giác buồn bã kéo dài
  • Cách chữa chứng trầm cảm khi mang thai

    Một cách giúp bạn vượt qua tình trạng sức khỏe tâm lý này là chia sẻ cảm xúc của mình với một bác sĩ tâm lý, một người bạn thân hay trên blog cá nhân của mình cho mọi người cùng đọc. Những chia sẻ này không những giúp bạn giải tỏa tâm trạng và còn có thể có ích cho những phụ nữ đang đấu tranh để vượt qua khó khăn mà họ cũng đang vướng mắc.

    Nếu tình trạng quá quá nặng, mẹ bầu có thể phải dùng thuốc. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy uống thuốc chống trầm cảm khi đang mang thai là tương đối an toàn với em bé trong bụng. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro nhất định mà thai nhi có thể gặp phải.

    Bạn hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm như fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil) và sertraline (Zoloft), đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

    Biện pháp phòng ngừa

    Chuẩn bị đón một em bé chào đời là hết sức bận rộn nhưng sức khỏe của mẹ bầu vẫn cần luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bạn hãy từ bỏ suy nghĩ muốn hoàn thành mọi việc và thư giãn nhiều hơn. Chăm sóc tốt cho bản thân là điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con yêu trong bụng.

    Bạn cũng nên chia sẻ cởi mở với chồng, người thân trong gia đình và bạn bè về những điều khiến bạn băn khoăn. Nếu bạn vẫn cảm thấy chán nản và lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để thử những liệu pháp trị liệu phù hợp.

    Trầm cảm trong thai kỳ gây ảnh hưởng tiêu cực lên cả mẹ và bé nhưng vẫn có cách phòng ngừa và điều trị. Nếu bạn cần được chia sẻ hay giúp đỡ thì đừng ngần ngại nói ra. Những gia đình có phụ nữ đang mang thai hãy chú ý quan tâm và chăm sóc để những người mẹ tương lai được vui vẻ chào đón bé nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 13/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo