backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đau đầu ti cảnh báo điều gì? 9 nguyên nhân cần biết!

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: Hôm qua

Đau đầu ti cảnh báo điều gì? 9 nguyên nhân cần biết!

Đau đầu ti, đau núm vú hay đau nhũ hoa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, giai đoạn rụng trứng hoặc đang cho con bú. Nhưng nếu tình trạng đau đầu ti kèm theo ngứa, tiết dịch bất thường thì rất có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm.

Vậy hiện tượng đau ở đầu vú là gì? Những nguyên nhân gây đau đầu ti là do đâu? Có thể tự khỏi được không? Trong bài viết này Hello Bacsi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho chị em.

Hiện tượng đau ở đầu vú

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng nhũ hoa bị đau ở từng người sẽ khác nhau. Cơn đau có thể xuất phát từ đầu ti kéo dài đến quầng vú – vòng da sắc tố xung quanh núm vú. Đau núm vú có thể nhức, nhói, bỏng rát.

Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể từng trải qua cơn đau đầu ti. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến núm vú bị đau. Ngay sau đây là giải thích một số nguyên nhân có thể gây đau núm vú và những triệu chứng bạn nên đi khám.

9 nguyên nhân gây đau đầu vú ở phụ nữ

Đầu vú đau là hiện tượng gì, đau 2 đau nhũ hoa là hiện tượng gì, trễ kinh bị đau đầu ti có phải có thai không? Núm vú bị đau và đau núm vú có thể do nhiều nguyên nhân như mang thai và cho con bú, phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Ngay sau đây là 9 nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau đầu ngực phổ biến nhất!

1. Đau đầu vú do mang thai

Nhiều chị em hay đặt câu hỏi đau đầu ti có phải có thai không? Câu trả lời là có thể nhé! Tình trạng sưng, đau đầu ngực có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Sự khó chịu này có thể bắt đầu khoảng một tuần sau khi thụ thai và có khả năng sẽ biến mất sau vài tuần.

Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ có thể là:

2. Đau đầu núm vú do cho con bú

Đau đầu ti do cho con bú
Đau đầu ti do cho con bú

Phụ nữ sau sinh đau đầu vú là dấu hiệu gì? Trong 6 tháng đầu trẻ sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn và việc này có thể khiến đầu ti của mẹ bị đau. Nguyên nhân khiến đầu ti bị đau có thể là do:

  • Tắc tia sữa.
  • Núm vú bị thụt.
  • Tư thế cho bé bú không đúng.
  • Nhiễm trùng núm vú khi bé bú mẹ bị tưa miệng.
  • Cách ngậm bắt vú của trẻ chưa đúng (đợi miệng bé há to cho ngậm lấy cả quầng vú và núm vú).

Đôi khi núm vú bị đau hoặc sưng trong quá trình cho con bú còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vú. Căn bệnh này có các triệu chứng như đau núm vú kèm theo sốt, ớn lạnh, vú bị sưng đỏ và đau rát. Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng này khi cho con bú, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Hiện tượng đau đầu ti do rụng trứng

Đầu ngực bị đau là hiện tượng gì? Có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Nếu bạn đang thắc mắc đau đầu ti là bị gì? Câu trả lời là hiện tượng đau đầu ti có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu rụng trứng. Trong trường hợp này, triệu chứng đau đầu vú là bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Quá trình rụng trứng sẽ diễn ra mỗi chu kỳ 1 lần, vào ngày thứ 14-16 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau. Do đó, việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng là rất khó.

Để có thể xác định nguyên nhân gây đau đầu ti là do bạn sắp tới tháng, bạn cần biết bạn đang ở giai đoạn này của một chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

Đau đầu vú là hiện tượng gì? Tình trạng đau hoặc ngứa đầu vú có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng. Bạn có thể cảm thấy đau “râm ran” hoặc rất đau.
Ngoài nhũ hoa, đôi lúc, bạn cũng có thể cảm thấy đau toàn bộ bầu ngực và tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực. Đau nhũ hoa do sắp đến ngày “rụng dâu” thường gây khó chịu. Sự khó chịu này có thể kéo dài đến khi kỳ kinh kết thúc.

Vậy đau đầu ti do rụng trứng thường kéo dài bao lâu? Bạn có thể bị đau đầu vú hoặc đau bầu ngực khi quá trình rụng trứng bắt đầu cho đến khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện.

Tuy nhiên, thời gian này với mỗi người là không giống nhau. Bạn có thể theo dõi tình trạng này bằng cách lập biểu đồ các triệu chứng xảy ra mỗi tháng để xem khi nào triệu chứng này bắt đầu và kết thúc.

4. Đau đầu ti do ung thư vú

Ung thư vú có thể khiến bạn bị đau đầu vú
Đau đầu ti do ung thư vú

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc đau đầu tí có phải có thai không, nhiều chị em cũng quan tâm đau đầu ti là bị làm sao? Mặc dù hiếm gặp nhưng hiện tượng đau nhũ hoa (hay ngực đau nhưng mềm) có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau đầu vú đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Núm vú tụt vào trong.
  • Có khối u ở vú hoặc vùng nách.
  • Sưng toàn bộ hoặc một phần bầu ngực.
  • Núm vú chảy dịch bất thường hoặc có máu rỉ ra.
  • Vùng da gần núm vú trở nên đỏ hoặc dày hơn hoặc bị rút lõm.

>> [Hướng dẫn trực quan] Cách nhìn – sờ – nắn nhận diện dấu hiệu ung thư vú

5. Đau đầu vú do dị ứng

Nguyên nhân đau vú do dị ứng da
Nguyên nhân đau vú do dị ứng da

Đầu ti bị đau có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hoặc một số vấn đề khác về da. Các bệnh da liễu có thể  khiến da trở nên khô, dễ bị kích thích, dẫn đến đau nhức núm vú. Bên cạnh đó, nếu đầu ngực bị đau đột ngột cũng có thể do dị ứng với một số tác nhân như:

  • Nước hoa.
  • Kem dưỡng da.
  • Chất liệu áo ngực.
  • Bột giặt, nước xả vải.
  • 6. Đau đầu vú, đầu ti do quan hệ mạnh

    Sự ma sát núm vú trong lúc quan hệ tình dục (mạnh) có thể khiến đầu ti bị kích ứng, bị đau. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời và không gây nguy hiểm.

    7. Viêm da dị ứng

    Viêm da dị ứng (bệnh chàm) là tình trạng khiến da bị khô, bong tróc, ngứa ngáy. Viêm da dị ứng ảnh hưởng đến cả bầu ngực và núm vú. Việc phát hiện viêm da dị ứng ở núm vú và quầng vú là tương đối phổ biến, xảy ra với một hoặc cả hai núm vú.

    Hầu hết bệnh nhân bị viêm da dị ứng ở núm vú cũng bị viêm da dị ứng ở các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu bạn bị đau đầu vú do viêm da dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin, kem dưỡng ẩm và kem corticosteroid để điều trị.

    8. Đau đầu vú, đầu ti do bệnh Paget

    Bệnh paget
    Đau đầu vú, đầu ti do bệnh Paget

    Bệnh Paget là một loại ung thư hiếm gặp liên quan đến núm vú; tỷ lệ mắc phải là từ 1 – 4% số ca bị ung thư vú. Mặc dù bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể mắc phải.

    Dấu hiệu của bệnh Paget gây đau đầu ti bao gồm:

    • Núm vú phẳng hoặc tụt vào trong.
    • Da đỏ, bong tróc, ngứa xung quanh núm vú.
    • Núm vú tiết dịch vàng hoặc chảy máu, da vú dày hơn bình thường.

    9. Những nguyên nhân gây đau đầu ti khác

    Hiện tượng đau ngực ở phụ nữ có thể do những nguyên nhân khác, bao gồm:

    • Vú bị trầy xước do ma sát.
    • Mặc áo ngực không vừa vặn.
    • Do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc.

    Bạn có thể quan tâm:

    Khi nào đến gặp bác sĩ? Chữa đau đầu ti ở nhà được không?

    Thông thường, hiện tượng đau đầu ti không cần đến sự chăm sóc y tế. Thời gian là cách điều trị đau núm vú phổ biến nhất. Trong hầu hết các trường hợp chấn thương, đau núm vú sẽ tự lành miễn là hoạt động dẫn đến kích ứng được điều chỉnh.

    Khi nào bạn nên đi khám khi núm vú bị đau? Nếu cơn đau không thể chịu đựng được hoặc tiếp tục kéo dài hơn 72 giờ, hãy đi khám. Ngoài ra, bạn cần được hỗ trợ y tế khi núm vú bị đau kèm theo: tiết dịch, núm vú bị thụt vào trong hoặc núm vú ấm khi chạm vào. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không có nguyên nhân rõ ràng và chỉ bị đau một bên núm vú.

    Nếu tình trạng đau nhũ hoa quá nghiêm trọng hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm đau, nội tiết tố dạng uống hoặc thuốc bôi ngoài da.

    Đau đầu vú có thể là dấu hiệu của rụng trứng, dấu hiệu mang thai sớm… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân trong giai đoạn này, bạn nên ăn uống lành mạnh; tránh uống cà phê, rượu bia và các chất kích thích khác.

    Một người phụ nữ khỏe mạnh, biết cách chăm sóc bản thân sẽ xinh đẹp và hạnh phúc. Tham gia cộng đồng Sức khỏe phụ nữ ngay hôm nay để chia sẻ câu chuyện, cùng thảo luận về bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý phụ nữ!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: Hôm qua

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo