backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Chạy bộ có tác dụng gì? 12 tác dụng của chạy bộ mỗi ngày

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 27/04/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Chạy bộ có tác dụng gì? 12 tác dụng của chạy bộ mỗi ngày

Tác dụng của chạy bộ là vô cùng tốt cho sức khỏe lẫn vóc dáng của bạn. Hơn nữa, đây còn là môn thể thao đơn giản, dễ tập và phù hợp với mọi lứa tuổi. Vậy cụ thể chạy bộ có tác dụng gì?

Cùng tìm hiểu 12 tác dụng của chạy bộ dưới đây để lên kế hoạch luyện tập ngay hôm nay bạn nhé.

Chạy bộ có tác dụng gì?

1. Tác dụng của chạy bộ giúp tăng tuổi thọ

Chạy bộ có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động chạy bộ giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy những người chạy bộ có tỷ lệ tử vong thấp hơn khoảng 25-30% so với những người không chạy bộ. Cho dù bạn chỉ tập chạy bộ 1 lần/tuần thì vẫn có tác dụng hơn so với khi bạn không chạy bộ.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc bạn chạy bộ có thể giúp tăng tuổi thọ thêm khoảng 3 năm. Lợi ích này là do thói quen tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát glucose và insulin giúp xương chắc khỏe, điều hòa hormone và hỗ trợ thần kinh. Không những vậy, lợi ích của chạy bộ còn giúp bạn giảm thiểu chất béo và giảm cholesterol.

Bạn có thể quan tâm:

2. Chạy bộ có tác dụng gì? Giúp bạn tăng năng suất làm việc

chạy bộ có tác dụng gì

Tác dụng của chạy bộ không chỉ giúp bạn kéo dài tuổi thọ mà còn tăng năng suất làm việc, năng động và khỏe mạnh hơn.

Một nghiên cứu đã so sánh những người trong độ tuổi 50 thường chạy bộ với những người không tập thể dục. Kết quả sau 21 năm cho thấy, tỷ lệ tử vong ở những người thường xuyên chạy bộ thấp hơn 50% so với những người không chạy bộ.

Hơn thế nữa, những người không chạy bộ thường ốm nằm một chỗ sớm hơn từ 11-16 năm so với những người chạy bộ. Điều này có nghĩa là những người chạy bộ có xu hướng trẻ lâu và khỏe mạnh hơn.

3. Lợi ích của chạy bộ giúp bạn ngủ ngon

Tầm quan trọng của giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung, nâng cao thành tích thể thao, tăng cường hệ miễn dịch. Giấc ngủ còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, đột quỵ, trầm cảm, viêm nhiễm…

Theo nhiều nghiên cứu, thói quen chạy bộ sẽ giúp bạn ngủ nhanh và ngủ sâu hơn để phục hồi sức khỏe của cơ thể. Điều này rất tốt đối với những người mắc chứng khó ngủ hay thường xuyên thức giấc vào nửa đêm. Bạn càng chăm chỉ tập thể dục sẽ càng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Những người càng ít tập thể dục càng dễ bị thiếu ngủ

Bí quyết chạy bộ: Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tập chạy bộ vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều.
Nếu tập chạy bộ vào buổi tối, đặc biệt là khoảng 1 tiếng trước khi ngủ thì bạn nên chạy bộ nhẹ nhàng chứ không nên luyện tập quá sức. Hoạt động thể chất quá sức vào buổi tối sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ khó hơn.

Bạn có thể quan tâm:

4. Công dụng của chạy bộ giúp giảm đau xương khớp

chạy bộ có tác dụng gì

Tác dụng chạy bộ là gì? Những người không chạy bộ hay không tập thể dục khi càng lớn tuổi sẽ dễ dàng gặp các vấn đề ở đầu gối và lưng so với những người thường xuyên chạy bộ.

Một nghiên cứu đã so sánh 675 vận động viên marathon với những người không tham gia hoạt động thể chất. Kết quả cho thấy tỷ lệ viêm khớp ở những người thường xuyên chạy bộ thấp hơn so với những người không chạy. Các nhà nghiên cứu khác cũng cho biết thêm hoạt động chạy bộ thậm chí không làm ảnh hưởng đến các mô xương khớp như khớp gối.

Một nghiên cứu khác vào năm 2020 cũng cho thấy những người đàn ông trung niên chạy bộ trong thời gian dài ít gặp những vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

5. Chạy bộ có tác dụng gì? Giúp duy trì vóc dáng

Bài tập chạy bộ là một trong những phương pháp giảm cân hiệu quả nhờ có tác dụng đốt cháy nhiều calo. Bạn không nhất thiết phải chạy nhanh mới giảm được nhiều cân mà nên chạy chậm để tăng cường tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, khi chạy chậm thì bạn cần phải tăng thời gian chạy hơn gấp đôi so với việc chạy nhanh để thấy hiệu quả.

Nhiều người thường dễ giảm cân nhưng không thể duy trì vóc dáng cân đối. Nghiên cứu cho thấy những người tập chạy bộ thường xuyên có thể giảm được nhiều cân trong vòng 6 tháng. Sau đó, trọng lượng cơ thể của họ lại tiếp tục gia tăng, thậm chí còn tăng nhiều hơn so với khi chưa chạy bộ giảm cân.

Vì vậy, bạn cần kiên trì tập chạy bộ để tăng mức độ giảm cân. Tổ chức kiểm soát cân nặng quốc gia (National Weight Control Registry) đã theo dõi những người giảm trung bình 30 ký trong 5,5 năm. Kết quả cho thấy 90% trong số họ tập thể dục trung bình một giờ mỗi ngày và 98% đã tuân thủ thực hiện chế độ ăn kiêng để có tác dụng giảm cân.

Các nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục 200-300 phút/tuần có thể duy trì cân nặng tốt hơn so với những người chạy bộ dưới 150 phút/tuần.

>> Đọc thêm: Chạy bộ có giảm mỡ bụng không? Cách chạy bộ nhanh tan mỡ bụng

6. Tác dụng của chạy bộ giúp tăng hệ miễn dịch

chạy bộ có tác dụng gì

Nhà nghiên cứu David Nieman đã dành 40 năm để xem xét mối liên hệ giữa việc tập thể dục và khả năng miễn dịch của cơ thể. Ông đã nhận thấy nếu bạn tập thể dục vừa phải kết hợp với chế độ ăn những loại quả mọng màu đỏ, đen, xanh, thì có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài chế độ ăn uống giúp bạn tăng cường miễn dịch, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của chạy bộ có thể giúp cơ thể chống bệnh tật, tăng vi khuẩn đường ruột có lợi và cải thiện phản ứng kháng thể. Không chỉ vậy, thói quen chạy bộ cũng giúp bạn giảm viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và cúm.

Trong quá trình chạy bộ, bạn lưu ý không nên chạy bộ quá sức vì điều này có thể tạm thời làm giảm khả năng miễn dịch của bạn.

7. Chạy bộ giúp cải thiện chức năng nhận thức

Chạy bộ có tác dụng gì? Tác dụng của chạy bộ có thể giúp bạn tăng nhịp tim và lưu lượng máu, từ đó làm tăng lượng máu giàu oxy cho não.

Hoạt động chạy bộ còn giúp bạn cải thiện sức khỏe não bằng cách kích thích giải phóng một protein có tên BDNF (brain-derived neurotrophic factor). Đây là yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não giúp khuyến khích sự tăng trưởng và sự sống của các tế bào thần kinh trong não.

Ngay cả khi bạn bắt đầu chạy bộ ở độ tuổi trung niên hay trễ hơn thì vẫn có thể tránh được các vùng não gây ra những tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi như suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer.

Có thể bạn quan tâm: Leo cầu thang giảm cân với cường độ như thế nào là tốt nhất?

8. Tác dụng của chạy bộ làm giảm nguy cơ ung thư

chạy bộ có tác dụng gì

Chạy bộ mỗi ngày có tác dụng gì? Một nghiên cứu vào năm 2016 đã kết luận rằng những người tập thể dục thường xuyên như chạy bộ giúp giảm nguy cơ mắc 26 loại ung thư khác nhau so với người ít tập thể dục hoặc không tập thể dục.

Ngoài ra, thói quen chạy bộ cũng hữu ích nếu bạn không may bị ung thư. Hoạt động tập thể dục thường xuyên không chỉ làm giảm tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị ung thư mà còn hỗ trợ bạn sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.

Tác dụng của chạy bộ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và giảm khả năng phát triển một loại ung thư khác.

9. Lợi ích của chạy bộ giúp cải thiện tinh thần

Tác dụng của chạy bộ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp bạn có tinh thần lạc quan như cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng và tăng cường cảm xúc hạnh phúc.

Ngoài ra, những nghiên cứu khác còn cho thấy lợi ích của chạy bộ có thể giúp bạn giảm trầm cảm. Đây cũng là một liệu pháp tâm lý có thể  thay thế cho các phương pháp điều trị y tế tốn kém. Một chương trong cuốn cẩm nang “Tâm lý học thể dục và thể thao của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ” nêu rõ hoạt động tập thể dục đặc biệt hữu ích trong quá trình hỗ trợ điều trị rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm bệnh trầm cảm.

Mặc dù hoạt động chạy bộ có thể giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, song bạn vẫn nên thực hiện đầy đủ các phương pháp y học khác trong cuộc hành trình chiến đấu với căn bệnh tâm lý này.

10. Chạy bộ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường

chạy bộ có tác dụng gì

Nồng độ glucose trong máu cao là tác dụng phụ chủ yếu của bệnh thừa cân hoặc béo phì. Đây cũng là yếu tố thường gây ra chứng bệnh tiểu đường khiến người bệnh rút ngắn tuổi thọ.

Chạy bộ có tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường? Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bài tập thể dục như chạy bộ có thể đem lại cho bạn những tác dụng dưới đây:

  • Ngăn ngừa chứng tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 (phần lớn là do di truyền)
  • Ngăn ngừa hoặc giảm bệnh tiểu đường tuýp 2 (thường do lối sống kém gây ra)

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã cho thấy những người chạy bộ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thấp hơn 72%.

>> Đọc thêm: 10 chấn thương phổ biến khi chạy bộ: Cách xử lý và phòng ngừa

11. Tác dụng của chạy bộ làm giảm huyết áp

Chạy bộ có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thói quen chạy bộ và các hình thức tập thể dục khác có thể giúp bạn giảm huyết áp. Điều này là do hoạt động chạy bộ giúp giảm tình trạng cứng mạch máu để máu chảy dễ dàng hơn. Bạn sẽ thấy huyết áp của mình thấp đáng kể nhất sau khi tập thể dục xong.

12. Chạy bộ có tác dụng gì: Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi bạn chạy bộ đúng cách, các luồng máu sẽ tập trung dồn về tim, từ đó thúc đẩy tim phải bơm máu về cơ thể. Điều này giúp tăng cường hoạt động của tim. Bên cạnh đó, việc chạy bộ kết hợp với hít thở đều đặn sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ chạy bộ có tác dụng gì. Mặc dù chạy bộ mỗi ngày có thể giúp bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, song bạn chỉ nên tập luyện ở mức vừa phải, chạy bộ đúng cách để tránh chấn thương và kiệt sức.

Bạn có thể quan tâm:

Lưu ý khi chạy bộ

Khi chạy bộ, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  1. Tập luyện và khởi động cơ thể trước khi chạy bộ. Bạn nên tập luyện các bài tập khởi động trước khi bắt đầu chạy bộ để giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động.
  2. Điều chỉnh thời gian và độ dốc. Bạn nên bắt đầu với thời gian và độ dốc thấp hơn, sau đó tăng dần lên theo từng buổi tập. Điều này giúp cơ thể thích nghi dần với hoạt động và giảm nguy cơ chấn thương.
  3. Chọn giày chạy bộ phù hợp. Điều này giúp giảm tối đa nguy cơ chấn thương và tăng độ thoải mái cho chân.
  4. Sử dụng đúng tư thế chạy bộ. Bạn nên chạy với tư thế thẳng lưng, đẩy chân từ phần giữa của đế giày và không quá nghiêng về phía trước hoặc phía sau.
  5. Tập trung vào hơi thở. Bạn nên tập trung vào việc thở đều, sâu và đều khi chạy bộ, điều này giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 27/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo