backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thói quen nói dối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 22/12/2017

    Thói quen nói dối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

    Chúng ta có thói quen nói dối như một bản năng để tự bảo vệ bản thân mà không hề biết rằng điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính mình.

    Rõ ràng, chúng ta chẳng ai cảm thấy tự hào khi nói dối cả. Đây chính là lý do tại sao bạn luôn che giấu sự thật rằng “mình đang nói dối” ngay từ khi thốt ra lời nói. Không dừng lại ở đó, chúng ta còn tìm mọi cách để biện minh và bảo vệ cho chính mình thay vì thừa nhận sự yếu đuối của bản thân.

    Nói dối đã trở thành bản năng tự vệ

    Ngay từ khi còn bé, chúng ta đều đã được “huấn luyện” rằng ngoan ngoãn thì sẽ được người lớn khen ngợi và cho ăn bánh kẹo; hư hỏng thì sẽ bị la mắng và thậm chí bị phạt. Nỗi sợ hãi của kịch bản “bị phạt” khiến trẻ con phải nói dối, đơn giản chỉ để tự bảo vệ mình khỏi cơn giận dữ của người lớn.

    Ngay cả khi chúng ta trưởng thành, lời nói dối vẫn được biện minh bằng những lý lẽ khá thuyết phục. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, mình cảm thấy hơi tội lỗi về điều này nhưng dù sao cũng không thể làm khác được… Liệu cảm giác có lỗi sẽ khiến bạn trở thành một “người tử tế’ hơn? Hay bạn có thể thoải mái với cái tên gọi hay ho “lời nói dối có thiện chí”?

    Tuy nhiên, lời nói dối không chỉ khiến bạn dằn vặt nội tâm vì cảm giác có lỗi mà còn dẫn đến nhiều hậu quả khác bao gồm cả tình trạng sức khỏe.

    Sức khỏe cải thiện khi bạn ngưng nói dối

    Trong nghiên cứu “A life without lies: How living honestly can affect health‘ (tạm dịch: “Một cuộc sống không nói dối: Sự chân thành ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào”) của tiến sĩ Anita Kelly và thạc sĩ Lijuan Wang, lối sống thật thà cũng tác động đến sức khỏe của con người. Theo đó, họ đã thực hiện khảo sát trên 110 người trong 10 tuần. Kết quả cho thấy, khi một nửa số người ngưng nói dối dù chỉ là lời nói dối vô hại, tình trạng sức khỏe của họ được cải thiện một cách rõ rệt.

    Những bí mật tạo nên cuộc sống thực tế chúng ta đang trải qua. Bạn che giấu sự thật vì bạn muốn nó biến mất đi. Tuy nhiên, chính điều này lại dẫn đến hậu quả ngược lại. “Cái kim bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra”, bạn giấu sự thật kỹ đến thế nào cũng sẽ đến lúc phải đối diện với nó.

    Và khi ấy, tình hình có thể sẽ xấu hơn vì bạn đã nói dối.

    Chỉ riêng khoảng thời gian dằn vặt vì nói dối cũng khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên khi bộ não căng thẳng tìm cách che giấu sự thật. Một lời nói dối nghiêm trọng sẽ trở thành một gánh nặng tâm lý khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng có thể dẫn đến stress. Và điều tệ hại nhất, bạn có thể sẽ phá vỡ một mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời mình.

    Học cách nói ra sự thật mà không làm mất lòng người khác là cả một nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử hàng ngày. Nếu có thể cảm nhận sự khác biệt khi mình nói dối và nói thật, bạn sẽ có được quyết định tỉnh táo nhất. Sống chân thành cũng là một cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe của bạn nữa đấy!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 22/12/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo