backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tuyết Trinh · Ngày cập nhật: 25/10/2022

7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui

Trong cuộc sống hẳn sẽ có không ít những tình huống xảy đến khiến bạn rơi vào tâm trạng không vui. Đừng vội thất vọng hay chán nản vì vẫn có nhiều cách cải thiện những cảm xúc trong bạn. 

Tâm trạng không vui dồn nén quá lâu, đến khi bùng phát sẽ dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát khiến bạn làm tổn thương chính mình hay những người xung quanh. Thế nên, khi có điều gì không vui, đừng cố né tránh hay che đậy mà hãy cứ chấp nhận trải nghiệm này như một phần trong cuộc sống của bạn. 

Dưới đây là 7 gợi ý bạn có thể thử khi tâm trạng không vui cần vượt qua.

1. Biết chấp nhận khi tâm trạng không vui

Hãy cho bản thân thời gian để nhìn nhận và đánh giá lại suy nghĩ và cảm xúc trong chính bạn. Những suy nghĩ, lo lắng về các vấn đề thường xuất hiện trong tâm trí nhưng bạn sẽ không thể kiểm soát được. Khoa học đã cho thấy rằng việc cố gắng né tránh chỉ khiến bạn càng nghĩ về sự việc đó nhiều hơn. Khi ấy, bạn nên học cách chấp nhận những điều không hay xảy đến với mình và dần tìm cách tháo gỡ. 

2. Hít thở sâu khi tâm trạng không vui 

tâm trạng không vui

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng việc hít thở sâu thật sự có thể làm giảm bớt những cảm giác căng thẳng. Hormone cortisol sẽ bắt đầu tiết ra khi cơ thể phải đối diện với các tác nhân khiến bạn cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, chính hơi thở sẽ làm giảm đi tác động của cortisol, từ đó làm dịu cơ thể, giúp bạn trở lại trạng thái thể chất và tinh thần bình thường. 

>>> Đọc thêm: 6 tác hại của ngồi thiền nếu làm sai cách

3. Tìm cảm hứng khi tâm trạng không vui 

Suy nghĩ và cảm xúc nhất thời không hình thành nên con người bạn. Thế nên, hãy nhớ rằng tâm trạng không vui cũng chỉ là một phút giây nào đó ngắn ngủi thoáng qua trong cuộc đời. Khi ấy, hãy thử hát vang một giai điệu bài hát nào đó mà mình yêu thích, nói ra một câu khẩu hiệu tâm đắc trong một bộ phim vừa xem hay vẽ ra hết những kế hoạch mà mình đang ấp ủ…

>>> Xem thêm: Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng thế nào đến tâm lý?

4. Gặp gỡ ai đó khi tâm trạng không vui 

tâm trạng không vui

Những lúc quá buồn chán, bạn rất cần một người nào đó khác khuấy động tâm trạng của mình. Nếu bạn đang thấy bế tắc, hãy tụ họp ngay hội bạn thân của mình đi cà phê hoặc ra spa để “buôn dưa lê” đủ mọi thứ chuyện đang khiến bạn rối bời. Hoặc bạn hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với bất cứ ai đó mà bạn tin tưởng có thể thành chuyên gia tâm lý cho mình.

5. Thay đổi không gian khi tâm trạng không vui 

Các chuyên gia đã chứng minh rằng không khí trong lành sẽ giúp bạn trấn tĩnh tâm hồn một cách hiệu quả. Sự kết nối nhiều hơn với thiên nhiên có tác dụng cải thiện sức khỏe đáng kể về thể chất lẫn tinh thần. Một vài phút đi dạo trong công viên sẽ hoạt động như liều thuốc tăng cường hormone endorphin, một trong những loại “hormone hạnh phúc” bạn cần.   

6. Tập thiền khi tâm trạng không vui  

Nghiên cứu cho thấy khi nhắm mắt và thiền, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Không chỉ là một cách đơn giản để tìm lại cảm giác cân bằng cho tâm trí mà thiền còn giúp tăng cường chức năng nhận thức, giúp bạn nhận định vấn đề một cách rõ ràng hơn. Thói quen thiền tập luyện thường xuyên sẽ giữ cảm xúc của bạn ổn định, không dễ bị tác động bởi tình huống. 

>>> Đọc thêm: Thiền Vipassana-Nghệ thuật sống: Những lợi ích diệu kỳ của thiền

7. Khóc thật to khi tâm trạng không vui 

tâm trạng không vui

Khi cảm xúc đang muốn nổ tung thì hãy để tiếng khóc giúp bạn tuôn trào hết những ngổn ngang trong lòng. Ai cũng sẽ có lúc dễ bị tổn thương và những giọt nước mắt dẫu có làm nhòe đi mascara thì cũng không chứng tỏ rằng bạn luôn yếu đuối. Tuy nhiên, để tránh tổn thương cảm xúc của chính mình hay để người khác khó xử, bạn đừng “bỗng dưng muốn khóc” quá thường xuyên nhé.

>>> Tìm hiểu: 7 dấu hiệu nhận biết hành vi thao túng tâm lý và cách đối phó

Đừng chỉ cau mày hoài nghi khi bạn thấy những chuyện không vui cứ đến với mình. Những khi tâm trạng không vui khiến bạn chẳng còn muốn làm bất cứ việc gì nữa, đơn giản là hãy cho bản thân một khoảng lặng trước khi xem mình nên làm gì tiếp theo nhé.

Tuyết Trinh HELLO BACSI 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tuyết Trinh · Ngày cập nhật: 25/10/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo