backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

    Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng này, bạn đã biết cách để vượt qua chúng?

    Chấn động tâm lý chính là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly. Bạn cần làm gì để phòng tránh và giúp người thân vượt qua nó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

    Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là gì?

    Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là một trong số các dạng rối loạn phân ly. Tình trạng trên được xem là trường hợp tâm thần rất hiếm, đặc trưng bởi chứng hay quên đối với việc nhận định nhân cách, trí nhớ và cho rằng bản thân có nhân dạng khác. Tình trạng này có thể là tạm thời (từ khoảng 2 giờ cho đến vài ngày) cho đến vĩnh viễn. Chứng rối loạn này thường tác động đột ngột đến một người mà không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo. Người bệnh có thể bỏ nhà ra đi, bỏ nơi làm việc và quên đi tất cả những gì trong quá khứ. Vì người bệnh không thể nhớ tất cả hay một phần nào của quá khứ, tại một vài thời điểm, họ trở nên bối rối về đặc điểm nhận dạng của mình và những tình huống mà họ có thể tìm thấy chính mình. Trong các trường hợp hiếm, họ thấy mình có một nhân dạng hoàn toàn mới.

    Nguyên nhân của rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly

    Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly thường liên quan đến áp lực hay một chấn thương nghiêm trọng. Những chấn động như chiến tranh hay thảm họa tự nhiên, dường như làm gia tăng sự tác động của chứng rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly này. Ngoài ra, nhiều áp lực do nguyên nhân cá nhân có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn, dẫn đến việc chạy trốn khỏi nhà đột ngột. Cảm giác sốc khi một người thân qua đời hay những áp lực dường như không chịu đựng được tại nơi làm việc hay tại nhà có thể khiến một vài người chạy trốn trong một khoảng thời gian ngắn để quên hết quá khứ.

    Chẩn đoán rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly

    Nghi ngờ có thể gia tăng nếu bác sĩ nhận thấy sự bối rối của bệnh nhân về chính nhân dạng của mình, hành vi trong quá khứ khi được hỏi đến. Bác sĩ sẽ tiến hành một vài kiểm tra kỹ lưỡng đối với những triệu chứng của bệnh nhân và tiến hành các kiểm tra vật lý đến các kiểm tra loại trừ khác có thể dẫn đến mất trí nhớ. Bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra tâm lý.

    Đôi khi, chứng rối loạn này không thể chẩn đoán được cho đến khi người bệnh đột ngột quay về tình trạng không nhận diện được chính mình và khó khăn để nhận ra mình trong những trường hợp không thân thuộc. Bác sĩ sẽ xem lại tiền sử bệnh và thu nhập thông tin để thực hiện chẩn đoán trước khi người bệnh bỏ nhà ra đi, tự đi xa và hình thành cuộc sống khác.

    Điều trị rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly

    Sau khi phục hồi, những ký ức trước thường sẽ trở về nguyên vẹn. Do đó, không có bất kỳ phương pháp chữa trị nào cần thiết cho người đang mất dần ý thức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tâm lý trị liệu, đôi khi bao gồm thôi miên, được xem như một phương pháp hữu ích trong việc tìm lại những ký ức đã mất của bệnh nhân.

    Bệnh nhân, có sự hỗ trợ từ chuyên viên tâm lý, được khuyến khích để nhớ về những sự kiện cũ bằng việc học cách đối mặt với những áp lực thôi thúc chuyện bỏ nhà ra đi. Vì nguyên nhân của việc mất ý thức này thường là do những chấn động mạnh, bệnh nhân cần thoát khỏi những cảm xúc phiền toái đã thúc đẩy họ khi phải đối mặt với chúng. Các vấn đề khiến người bệnh quên đi quá khứ sẽ dẫn đến đau buồn, trầm cảm, nỗi sợ hãi, tức giận, hối hận và các tâm trạng cần điều trị khi nhớ lại.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo