backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những dạng khác của thuốc lá

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 07/09/2020

    Những dạng khác của thuốc lá

    Hiện nay nhiều công ty thuốc lá tung ra thị trường rất nhiều dạng khác của thuốc lá nhằm đánh lừa người dùng. Những hình ảnh quảng cáo sai sự thật như về độ sạch, tự nhiên và an toàn dường như thu hút phần lớn người sử dụng. Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng mang nhiều rủi ro giống thuốc lá và các chất kích thích khác và mỗi loại đều có khả năng gây nghiện riêng.

    Dưới đây là những dạng thuốc lá thông dụng nhất.

    Thuốc lá hòa tan

    Các sản phẩm thuốc lá hòa tan có mùi đang trở nên ngày càng phổ biến trong giới trẻ và những người hút thuốc. Các sản phẩm này thường được giới thiệu như một loại thuốc giúp người dùng “hút thuốc” ở những nơi cấm hút thuốc, bởi vì chúng phát tán nicotine khi tan trong miệng. Hiện nay, chúng đang dần thịnh hành trên thị trường với dạng mảnh, hình cầu, hình que và hình thoi.

    Xì gà có hương vị

    Các công ty thuốc lá đang làm ra xì gà nhỏ có hương vị như một sản phẩm thay thế. Vì chúng có mùi hương dễ chịu hơn mùi thuốc lá, hiện nay nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang thử loại thuốc lá này. Do đó, chúng đang bị cấm phát hành ở một số quốc gia.

    Thuốc lá đinh hương

    Thuốc lá đinh hương, còn gọi là kreteks, có nguồn gốc ở Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Chúng chứa 60% đến 70% thuốc lá và 30% đến 40% đinh hương nghiền, dầu đinh hương và các chất phụ gia khác. Các hóa chất trong đinh hương có thể gây hen suyễn và các bệnh phổi khác.

    Người dùng thường có quan niệm sai lầm rằng hút thuốc lá đinh hương an toàn hơn so với hút thuốc lá thông thường. Trong thực tế, thuốc lá đinh hương đã được chứng minh là chứa nhiều nicotine, carbon monoxide và nhựa thuốc hơn thuốc lá thông thường.

    Bidis

    Bidis hoặc “beedies’ là thuốc lá hương vị có nguồn gốc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Bidis được cuộn bằng tay trong lá của cây thuốc lá chưa chế biến và được buộc với các dây đầy màu sắc trên đầu điếu. Chúng đang dần phổ biến do có nhiều hương vị như kẹo (dâu tây, vani, cam thảo, và nho) và bởi vì chúng rẻ hơn so với thuốc lá thông thường.

    Mặc dù bidis chứa ít thuốc lá hơn thuốc lá điếu thông thường, nhưng lại chứa nhiều nicotine hơn và các chất độc hại khác, chẳng hạn như nhựa thuốc, ammonia và carbon monoxide. Mức nicotine cao hơn làm cho người hút thuốc bị kích thích và hút nhiều hơn.

    Người hút thuốc Bidis có nguy cơ cao lên cơn đau tim, tràn khí, viêm phế quản mãn tính và ung thư hơn so với người không hút thuốc.

    Hookah (ống điếu chứa nước)

    Hookah bắt nguồn ở Ấn Độ và Trung Đông. Người dùng đốt thuốc lá có hương vị trong một ống điếu nước và hít khói qua một đường ống dài. Nó đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ.

    Nhiều người nghĩ rằng hookah an toàn hơn thuốc lá thường vì tỷ lệ thuốc lá thấp và  nước đã lọc ra các độc tố. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nước không lọc ra nhiều độc tố và khói từ ống điếu chứa nhiều chất độc như nicotin, carbon monoxide, nhựa thuốc, kim loại nặng và các chất độc hại khác hơn cả khói thuốc lá thường. Nhiều nghiên cứu cho rằng cứ mỗi lần hút thuốc ống điếu 1 giờ, người dùng có thể hít vào 100 đến 200 lần lượng khói, 9 lần lượng khí carbon dioxide và gần gấp đôi số lượng nicotine họ sẽ nhận được từ một điếu thuốc.

    Một số loại ung thư có liên quan đến hút thuốc ống điếu, bao gồm phổi, miệng, và ung thư bàng quang. Sử dụng ống điếu cũng liên quan đến những bệnh khác mà không tìm thấy với thuốc lá thường. Ví dụ, các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan bằng cách chia sẻ chung một ống điếu.

    Tất cả các dạng thuốc lá đều nguy hiểm, dù có được quảng cáo là sạch và an toàn hơn như thế nào…vì chúng đều chứa nicotine. Hãy cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân của bạn. Luôn nhớ rằng, thuốc lá không an toàn dù ở số lượng hoặc hình thức nào.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 07/09/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo