backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lưỡng cực

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lưỡng cực

    Với người bị rối loạn lưỡng cực, điều trị bằng thuốc được kê đơn có thể chưa đủ. Bạn cần kết hợp những phương pháp trị liệu sau đây để cải thiện và kiểm soát tốt hơn các triệu chứng.

    Rối loạn lưỡng cực là gì?

    Rối loạn lưỡng cực có hai triệu chứng riêng biệt là hưng cảm và trầm cảm. Hưng cảm, bao gồm các hành vi như bốc đồng, cáu kỉnh quá mức và hay lo lắng. Trái ngược với hưng cảm, triệu chứng trầm cảm thường là tâm trạng kém, kén ăn, lười ăn và cảm xúc lúc nào cũng thờ ơ.

    Mặc dù không có nhiều biện pháp giúp kiểm soát các hành vi hưng cảm nhưng vẫn có cách để bạn kiểm soát trầm cảm. Theo như những gì đã được nghiên cứu, khi bị rối loạn lưỡng cực, mọi người thường có xu hướng trầm cảm hơn là hưng cảm.

    Các biểu hiện của bệnh

    Người bệnh hưng cảm có các biểu hiện

    • Hưng phấn, cởi mở hoặc cáu kỉnh
    • Tự cao, nhiều ý tưởng
    • Ngủ ít hoặc mất ngủ
    • Nói nhiều
    • Dễ nổi cáu
    • Dễ bị kích thích hoặc suy nhược
    • Dễ có các hành vi như mua sắm quá mức, lạm dụng rượu và ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi không nghĩ đến sự nguy hại…

    Người bệnh trầm cảm có các biểu hiện

    • Khí sắc trầm
    • Thay đổi cân nặng
    • Rối loạn giấc ngủ
    • Mất sinh lực, dễ mệt mỏi
    • Vận động chậm chạp
    • Cảm giác kích thích hoặc suy nhược
    • Cảm thấy vô giá trị
    • Khó tập trung chú ý
    • Mất sự quan tâm, thích thú trong công việc, sinh hoạt vui chơi giải trí
    • Có ý tưởng tự sát

    Rối loạn lưỡng cực là một chứng rối loạn cực kỳ nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo những gì bác sĩ đã nói. Các liệu pháp trong bài viết này chỉ có tác dụng hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.

    Các cách giúp hỗ trợ bệnh

    1/Cây đỗ quyên

    Có tên khoa học là Rhodiola rosea, loại thảo dược này đã được sử dụng trong nhiều năm để giúp kiểm soát căng thẳng. Nó cũng được chứng minh có tác dụng tích cực đối với người trầm cảm. Tuy đỗ quyên không làm giảm trầm cảm hiệu quả hơn thuốc trầm cảm nhưng nó có ít tác dụng phụ hơn. Đỗ quyên kích thích nhẹ đến người bệnh và khiến họ cảm thấy có nhiều năng lượng hơn trong cuộc sống.

    2/Acid béo omega-3

    Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ có thêm động lực để bắt đầu ăn nếu họ ăn cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu và cá mòi. Đó là bởi vì tác dụng chống viêm của acid béo omega-3 giúp điều chỉnh tâm trạng.

    Thêm khoảng 300 miligam omega-3 mỗi ngày vào khẩu phần ăn sẽ đem đến kết quả tốt trong việc cải thiện bệnh rối loạn lưỡng cực. Omega-3 còn giúp di chuyển các chất dẫn truyền thần kinh đi vào và ra, điều này giúp ổn định tâm trạng của người bệnh.

    3/SAMe

    SAMe, hay S-adenosylmethionine, là một coenzyme được tìm thấy trong cơ thể có khả năng làm giảm các triệu chứng ở những người mắc chứng rối loạn trầm cảm. Nhưng SAMe nên được sử dụng thận trọng ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực đang bị trầm cảm. Nó có thể khiến họ chuyển sang trạng thái hưng cảm. Nếu sử dụng nó, bạn nên sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để bảo đảm an toàn.

    4/Thiền

    trị liệu rối loạn lưỡng cực

    Ngồi thiền đem đến cho chúng ta những lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Thiền có hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời giúp bản thân người bệnh tĩnh tâm. Thiền là cách giúp chúng ta điều hòa hơi thở. Hít thở sâu giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nhịp thở được điều hòa sẽ làm giảm những suy nghĩ bất an, dễ đưa người bệnh vào giấc ngủ.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khám phá cách thiền định cả khi cực kỳ bận rộn

    5/Thiết lập thói quen sống lành mạnh

    Khi buồn hoặc chán nản, bạn thường có những thói quen không lành mạnh như ăn ngay cả khi không đói hoặc ăn thực phẩm không lành mạnh.

    Điều tương tự cũng áp dụng cho giấc ngủ – bạn có nhiều khả năng ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Tất cả những điều này có thể làm cho các triệu chứng rối loạn lưỡng cực trở nên tồi tệ hơn.

    Hãy áp dụng những thói quen lành mạnh hơn như ăn các bữa ăn nhẹ vào đúng thời điểm trong ngày, ăn nhiều chất đạm, trái cây, rau xanh, ngủ từ 7 đến 8 giờ vào ban đêm.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 thói quen để trở thành một người khỏe mạnh

    6/Nhận thức hành vi trị liệu

    Đây là một hình thức phổ biến của điều trị rối loạn lưỡng cực. Trọng tâm của liệu pháp này là xem xét các hành vi, thái độ không lành mạnh, tiêu cực và thay thế chúng bằng những hành vi khỏe mạnh, tích cực. Nó có thể giúp xác định nguyên nhân gây nên cơn lưỡng cực, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả.

    7/Liệu pháp hài hòa tương quan xã hội (IPSRT)

    Hình thức điều trị này tập trung duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Người bị rối loạn lưỡng cực thường có xu hướng chống đối xã hội do không thể điều hòa cảm xúc của bản thân. Nếu bạn cảm thấy đang trở nên cô lập khỏi thế giới xung quanh, liệu pháp hài hòa tương quan xã hội sẽ là biện pháp tốt.

    8/Duy trì hoạt động thể dục thể thao

    trị liệu rối loạn lưỡng cực

    Các nhà nghiên cứu tin rằng một số bài tập có thể giúp giảm triệu chứng của rối loạn lưỡng cực tự nhiên, bao gồm các bài tập từ cường độ thấp đến trung bình như đi bộ, đi xe đạp và chạy bộ. Tập thể dục nhiều giúp cơ thể giải phóng endorphin, tạo cảm giác tốt cho não chống lại stress và trầm cảm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo