backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

4 Cách tăng EQ trong tâm lý học

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/10/2022

4 Cách tăng EQ trong tâm lý học

Có thể bạn đã từng nghe về chỉ số thông minh cảm xúc EQ, giúp chúng ta làm chủ và xử lí linh hoạt những tình huống trong cuộc sống. Khác với chỉ số IQ thường được quy định bẩm sinh, EQ là một kĩ năng có thể luyện tập để nâng cao mỗi ngày. Cùng tìm hiểu cách tăng EQ qua bài viết nhé.

Chỉ số EQ cao mang đến lợi ích gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chỉ số EQ cao thường thành công hơn trong sự nghiệp, kinh doanh, khả năng lãnh đạo, các mối quan hệ,… Ngoài ra, chỉ số thông minh cảm xúc cao sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống cũng như vượt qua stress dễ dàng hơn. Vậy cách nâng cao EQ là gì?

Hướng dẫn cách tăng EQ

Thông thường, chỉ số thông minh IQ rất khó để thay đổi nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện chỉ số EQ thông qua học hỏi và luyện tập. Cùng xem qua những mẹo giúp bạn kiểm soát và cách tăng EQ của mình nhé.

>>> Xem thêm: Bullet journal là gì? Công cụ tối ưu hoá, cân bằng cuộc sống

1. Nhận biết điểm mạnh của bản thân

Cách tăng EQ bằng điểm mạnh của chính mình. Bạn là một người giỏi lắng nghe, hài hước hay thường rất kiên nhẫn khi làm bất cứ một việc nào? Hãy xác định điểm mạnh của mình hoặc nhờ bạn bè nhận xét để tìm ra ưu điểm ấy.

Các nghiên cứu cho thấy khi bạn tự nhận thức được điểm mạnh của mình, bạn cũng có xu hướng nhận ra điểm mạnh của người khác, điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực trong các mối quan hệ. Trong công việc, một người biết được ưu điểm và khả năng của mình cũng dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà quản lý hoặc nhà tuyển dụng và giúp bạn có cơ hội thành công cao hơn. Đồng thời, việc biết được đâu là điểm mạnh của mình cũng giúp bạn dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với bản thân.

cách tăng EQ

>>> Đọc thêm: Vì sao bạn thường mất tập trung?

2. Biết giới hạn của điểm mạnh

Cách tăng EQ qua việc biết giới hạn điểm mạnh của mình. Bất cứ điều gì quá mức cũng sẽ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn nên biết giới hạn của mình là gì. Ví dụ như đi đôi với tính hoạt bát là nói quá nhiều hoặc đức tính kiên trì đôi khi có thể biến thành cố chấp. Vì vậy, bạn cần biết đâu là ngưỡng vừa đủ của các đức tính tốt mà bạn có được.

Bạn nhận biết được điều này bằng cách lấy một mảnh giấy, viết các đức tính tốt của bạn vào bên trái. Sau đó, nghĩ đến hậu quả sẽ thế nào nếu bạn áp dụng các ưu điểm ấy một cách “quá liều”. Từ đó, bạn sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước những tình huống căng thẳng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bạn bè nếu muốn có kết quả thật khách quan.

>>> Tìm hiểu: Procrastination là gì? Thói quen trì hoãn ảnh hưởng sức khoẻ thế nào?

3. Biết giới hạn sức chịu đựng của bạn

Cách tăng EQ bằng việc hiểu giới hạn của bản thân. Cách nhanh nhất để một người phá hỏng sự nghiệp hoặc mối quan hệ chính là thiếu kiểm soát cảm xúc của họ. Bởi vì, bạn có thể phải đối mặt với nhiều điều tệ hại không thể tưởng tượng được trong cuộc sống, nhưng phản ứng như thế nào lại là quyết định của chính bạn. Trong tình huống bạn vấp phải sự phản đối của ai đó về ý kiến của bạn trong một cuộc họp ở công ty, nếu lúc này bạn “bùng phát” cảm xúc của mình và giận dữ, to tiếng thì hình ảnh của bạn trong mắt mọi người sẽ xấu đi rất nhiều.

Vì vậy, lời khuyên là bạn cần biết những hành vi nào có khả năng gây khó chịu cho chính mình và thực hành cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống đó. Hãy nhớ lại những lần bạn mất kiểm soát, nói ra những lời nặng nề hoặc cãi nhau với người khác. Sau đó, khi phải tiếp xúc với những trường hợp gây khó chịu tương tự, hãy cố gắng kiềm nén cơn giận của mình và gián tiếp giải quyết mâu thuẫn, thông qua email hoặc một cuộc hẹn khi đã đủ bình tĩnh thay vì trực tiếp đối đầu.

cách tăng eq

>>> Đọc thêm: 10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống

4. Kiểm soát ngôn ngữ trong đầu bạn

Cách tăng chỉ số EQ bằng kiểm soát ngôn ngữ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta tự nói với chính mình hơn 50.000 câu mỗi ngày. Vậy thì thử dành một phút để nghĩ xem bạn hay nói với chính mình những câu như thế nào, tích cực hay tiêu cực? Nếu bạn chỉ dành cho bản thân những lời tiêu cực như thường xuyên tự mắng nhiếc bản thân, nghĩ xấu về người khác, than vãn về mọi việc… thì hãy ngừng lại ngay nhé. Điều này sẽ giúp bạn luôn có những suy nghĩ tích cực, đồng thời hạn chế trường hợp những từ ngữ không hay đang “ám ảnh” tâm trí sẽ bị bạn “xả” cho người xung quanh.

Cải thiện EQ cao sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của mình. Từ đó, hạn chế được những hậu quả từ sự nóng giận, căng thẳng, tuyệt vọng, giúp bạn dễ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Hãy tham khảo và thực hành những gợi ý mà Hello Bacsi đã đưa ra cho bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy chúng vô cùng cần thiết đấy.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/10/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo