backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

    Cozaar (Losartan Potassium) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và giúp bảo vệ thận từ tổn thương do bệnh tiểu đường. Thuốc cũng được sử dụng để giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp và tim phì đại.

    Cozaar (Losartan Potassium) thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), hoạt động bằng cách thư giãn các mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.

    Chỉ định

    Chống chỉ định

    Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

    Thận trọng

    • Cần phải giám sát đặc biệt và/hoặc giảm liều ở người bệnh mất nước, người đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu và người bệnh có những yếu tố khác dễ dẫn đến hạ huyết áp;
    • Người bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên, người chỉ còn một thận cũng có nguy cơ cao tăng creatinin, urê trong máu và cần được giám sát chặt chẽ trong điều trị;
    • Người bệnh suy gan phải dùng liều thuốc thấp hơn bình thường.

    Thời kỳ mang thai

    • Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống renin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ít nước ối, hạ huyết áp, vô niệu, thiểu niệu, biến dạng sọ mặt và tử vong ở trẻ sơ sinh.
    • Mặc dù việc dùng thuốc ở ba tháng đầu của thai kỳ chưa phát hiện nguy cơ ở thai nhi, tuy nhiên, khi phát hiện có thai, người mẹ phải ngừng dùng Cozaar càng sớm càng tốt.

    Thời kỳ cho con bú

    Do tiềm năng có hại cho trẻ nhỏ đang bú mẹ, người mẹ phải ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.

    Tác dụng phụ

    Thường gặp

    • Hạ huyết áp;
    • Mất ngủ, choáng váng;
    • Tăng kali trong máu;
    • Tiêu chảy, khó tiêu;
    • Hạ hemoglobin và hematocrit;
    • Ðau lưng, đau chân, đau cơ;
    • Hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao);
    • Ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.

    Ít gặp

    • Hạ huyết áp, đau ngực, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt;
    • Lo âu, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt;
    • Rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngứa ngáy, mề đay;
    • Bệnh gút;
    • Chán ăn, táo bón, đầy hơi, mất vị giác, viêm dạ dày;
    • Bất lực, giảm hưng phấn tình dục, tiểu đêm;
    • Run rẩy, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ;
    • Thị lực giảm, mờ mắt, viêm kết mạc, nóng rát và nhức mắt;
    • Ù tai;
    • Nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê;
    • Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng;
    • Toát mồ hôi.

    Tất cả những loại thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp đều phải do bác sĩ chuyên khoa kê toa, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo