backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tật cắn móng tay có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Tật cắn móng tay có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

    Thói quen cắn móng tay thường xuyên (hay còn gọi là tật cắn móng) là một thói quen giúp giảm căng thẳng phổ biến ở nhiều người. Người có thói quen này thường có xu hướng cắn móng tay mỗi khi cảm thấy căng thẳng hoặc hứng thú, hoặc trong lúc nhàm chán và lúc không vận động.

    Tật cắn móng là một trong những “thói quen thần kinh” điển hình phổ biến nhất. Các “thói quen thần kinh’ khác bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc bứt tóc, nghiến răng và ngắt, nhéo da.

    Bạn có thể gặp tình trạng vô thức cắn móng tay mà không nhận biết được bạn đang làm điều đó. Bạn cũng có thể vừa thực hiện một hoạt động khác chẳng hạn như đọc sách, xem tivi hoặc nói chuyện điện thoại và cùng lúc bạn cắn móng tay mà không nhận ra thói quen này.

    Cắn móng tay bao gồm hành động cắn móng, lớp biểu bì, mô mềm quanh móng.

    Đối tượng nào thường mắc tật cắn móng tay?

    Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải thói quen xấu này.

    • Khoảng 50% trẻ em trong độ tuổi từ 10–18 có thói quen cắn móng tay vào một thời điểm trong đời. Hành động cắn móng thường xảy ra nhất trong suốt thời kỳ dậy thì;
    • Thanh thiếu niên có độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi thường có thói quen cắn móng tay;
    • Chỉ một số lượng nhỏ người trưởng thành mắc tật này. Hầu hết mọi người đều bỏ thói quen cắn móng tay trước tuổi 30;
    • Trong số các trẻ em có độ tuổi từ 10 trở lên, các bé trai thường cắn móng tay hơn các bé gái.

    Các phương pháp điều trị tật cắn móng tay

    Một vài biện pháp điều trị có thể giúp bạn ngừng tật cắn móng:

    • Giữ móng tay của bạn luôn được cắt tỉa ngắn vừa phải và gọn gàng. Hãy chăm sóc móng nhiều hơn vì điều này có thể giúp bạn giảm thói quen cắn móng và luôn giữ vệ sinh cho móng;
    • Thường xuyên cắt tỉa hoặc sơn bóng móng tay. Nam giới có thể sử dụng loại sơn bóng màu trong. Ngoài ra, việc mang móng giả cũng có tác dụng ngăn bạn không cắn móng và bảo vệ chúng phát triển bình thường;
    • Bạn hãy thử áp dụng các bài tập hoặc biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng để không lạm dụng việc cắn móng tay mỗi khi tâm trạng không tốt;

    Các vấn đề sức khỏe hoặc hành vi có thể phát triển từ tật cắn móng

    Tật cắn móng có thể khiến cho ngón tay của bạn trở nên đỏ và đau rát, ngoài ra còn làm lớp biểu bì bị chảy máu. Cắn móng tay cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô mềm quanh móng và khoang miệng.

    Thói quen này trong thời gian dài cũng có thể cản trở đến sự phát triển bình thường của móng khiến cho móng bị biến dạng. Trong một số ít trường hợp, tật cắn móng có thể là triệu chứng của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thông thường, các triệu chứng OCD có thể được điều trị bằng thuốc.

    Nếu bạn là một người có thói quen cắn móng tay, hãy thử áp dụng các biện pháp kể trên để từ bỏ thói quen xấu này nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo