backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 25/06/2020

    Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu

    Bệnh viêm nha chu, thường được gọi là bệnh nướu răng hoặc bệnh nha chu, do sự phát triển của vi khuẩn trong miệng gây nên. Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm hay không? Nếu không điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào?

    Bệnh viêm nha chu nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây tổn thương tới răng bởi sự phá hủy các mô xung quanh răng.

    Nguyên nhân gây nên bệnh nướu răng là gì?

    Mảng bám là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng. Tuy nhiên, các yếu tố khác có thể góp phần gây bệnh nha chu bao gồm:

    • Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tuổi dậy thì, mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt làm cho nướu nhạy cảm hơn và bệnh viêm nướu phát triển dễ dàng hơn;
    • Một số bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư hoặc HIV, bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, bao gồm bệnh nha chu và sâu răng;
    • Một số loại thuốc có thể làm giảm lưu lượng nước bọt, có tác dụng bảo vệ răng và lợi. Bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc như thuốc chống co giật Dilantin, Procardia và Adalat có thể gây ra sự phát triển bất thường của mô nướu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu;
    • Các thói quen xấu như hút thuốc làm cho mô nướu khó tự lành;
    • Các thói quen vệ sinh răng miệng kém chẳng hạn như không đánh răng và xỉa răng hàng ngày, làm cho bệnh viêm nướu dễ phát triển hơn;
    • Tiền sử gia đình với bệnh về nha khoa có thể là một yếu tố góp phần cho sự phát triển của viêm nướu.

    Các triệu chứng của bệnh nướu răng là gì?

    Bệnh nướu răng có thể tiến triển mà không gây nên đau đớn nên rất khó nhận biết dấu hiệu của bệnh ngay cả ở giai đoạn cuối của bệnh. Các triệu chứng của bệnh nướu bao gồm:

    • Nướu răng chảy máu trong và sau khi đánh răng;
    • Nướu đỏ, sưng lên hoặc đau nhức;
    • Hơi thở có mùi khó chịu kéo dài hoặc miệng có vị khó chịu;
    • Lợi bị chùng;
    • Hình thành túi sâu giữa răng và lợi;
    • Răng bị lỏng hay lung lay;
    • Những thay đổi trong cách ăn khớp của các răng khi cắn răng, hoặc trong việc ăn khớp với răng giả một phần.

    Cách để chuẩn đoán bệnh viêm nướu

    Nha sĩ thường kiểm tra xem bạn có bị:

    • Chảy máu chân răng, sưng tấy, siết chặt và độ sâu túi (khoảng cách giữa nướu và răng, túi sâu và to hơn, bệnh nặng hơn);
    • Răng có lung lay, nhạy cảm quá không và có thẳng hàng không;
    • Xương hàm của bạn để giúp phát hiện xung quanh răng.

    Bệnh về nướu được điều trị như thế nào?

    Các mục tiêu của việc điều trị bệnh nướu răng là thúc đẩy sự hàn gắn của nướu khỏe mạnh với răng; giảm sưng và giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

    Các biện pháp điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và sức khỏe tổng thể của bạn.

    Cách để điều trị bệnh về nướu

    Viêm nướu có thể được đẩy lùi và được ngăn chặn trong hầu hết các trường hợp khi việc kiểm soát mảng bám phù hợp được thực hiện.

    Kiểm soát mảng bám đúng cách bao gồm việc vệ sinh răng miệng, khám nha sĩ ít nhất 2 lần/năm và dùng chỉ nha khoa.

    Các thay đổi về sức khỏe và lối sống khác làm giảm nguy cơ, mức độ nghiêm trọng và tốc độ phát triển bệnh về nướu bao gồm:

    • Bỏ thuốc lá;
    • Giảm căng thẳng;
    • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng. Bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính chất chống oxy hóa. Ví dụ những chất có chứa vitamin E (dầu thực vật, các loại hạt, rau lá xanh) và vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, khoai tây) có thể giúp cơ thể bạn chữa lành các mô bị hư tổn;
    • Tránh nghiến răng.

    Bệnh về nướu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như ăn uống hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 25/06/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo