backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều bạn cần biết về thuốc gây mê trong phẫu thuật

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 12/08/2020

    Những điều bạn cần biết về thuốc gây mê trong phẫu thuật

    Nhiều người cho rằng khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ chỉ dùng một loại thuốc mê duy nhất. Trong thực tế, cùng với việc không ngừng chăm sóc bạn trong thời gian gây mê, bác sĩ gây mê còn cung cấp cho bạn khá nhiều loại thuốc mê khác, thường từ 3–15 loại thuốc, tùy theo những lý do khác nhau.

    Có bốn loại thuốc được sử dụng trong gây mê toàn thân chính:

    • Các thuốc mê làm bệnh nhân mất ý thức
    • Các thuốc giảm đau giúp làm nhẹ cơn đau
    • Thuốc giãn cơ giúp cơ bắp thư giãn
    • Chất gây mê đường hô hấp để giữ cho bạn bất tỉnh.

    Các thuốc khác bao gồm:

    • Các thuốc làm mất trí nhớ hoặc quên ngắn hạn
    • Các thuốc giảm buồn nôn và nôn (thuốc chống nôn)
    • Các thuốc hoạt động đối lập với ảnh hưởng của các thuốc khác (đối kháng)
    • Các thuốc ức chế một số phản xạ thần kinh nhất định như làm chậm nhịp tim.

    Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể không dùng thuốc mê toàn thân nên bệnh nhân vẫn tỉnh táo, nhưng một phần của cơ thể được làm tê liệt do sử dụng thuốc tê tại chỗ.

    Các thuốc mê

    Các loại thuốc này bao gồm thiopentone hoặc pentothal và propofol. Khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, các loại thuốc này nhanh chóng làm cho bạn bất tỉnh. Loại thuốc này nhanh chóng làm mất ý thức, do đó việc gây mê dễ chịu hơn nhiều so với trước đây, đặc biệt khi bệnh nhân thở bằng ether hoặc chloroform.

    Thuốc giảm đau

    Các loại thuốc giảm đau này chủ yếu là thuốc phiện hoặc ma túy. Chúng có nguồn gốc từ cây thuốc phiện (như morphin) hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm (như pethidine hoặc meperidine, anileridine, fentanyl, alfentanil, sufentanil và remifentanil).

    Các thuốc giãn cơ

    Các loại thuốc giãn cơ hoạt động đặc biệt để làm suy yếu hoặc thư giãn hầu hết các cơ bắp (tự nguyện) của cơ thể. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến các cơ tim hay cơ ruột.

    Trước khi thuốc giãn cơ được giới thiệu vào năm 1940, bệnh nhân phải sử dụng một lượng lớn thuốc mê để đảm bảo họ được gây mê sâu. Thuốc này cần thiết để giúp cơ bắp thư giãn, do đó các bác sĩ phẫu thuật có thể mổ hoặc thực hiện các phẫu thuật tinh xảo khác. Giờ đây, với việc sử dụng các thuốc giãn cơ, bệnh nhân không cần sử dụng một lượng rất lớn các loại thuốc mê nên không bị gây mê quá sâu. Điều này giúp làm giảm tác dụng phụ của các thuốc mê. Các thuốc giãn cơ bao gồm suxamethonium (hoặc succinyl choline), pancuronium, atracurium, vecuronium và rocuronium.

    Thuốc mê qua đường hô hấp

    Các loại thuốc này giữ cho bệnh nhân bất tỉnh trong khi phẫu thuật. Chúng cũng có thể được sử dụng để gây mê, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các loại thuốc này được gọi là các chất hít vì được hít vào phổi. Trong những năm 1950, một chất hít mới, halothane, đã được giới thiệu và nhanh chóng thay thế các chất cũ hơn như ether. Halothane hiện đã được thay thế bởi phần lớn các loại thuốc hít, thậm chí tốt hơn. Các chất thường được sử dụng bao gồm enflurane, isoflurane, sevoflurane và desflurane.

    Thuốc chống nôn

    Các loại thuốc này giảm buồn nôn và ói mửa, vì vậy được gọi là thuốc chống nôn, bao gồm droperidol, Stemetil, Gravol và ondansetron.

    Các thuốc khác

    Bác sĩ gây mê có thể sử dụng các loại thuốc khác để giảm nguy cơ bạn nhớ bất cứ điều gì xảy ra trong phòng mổ. Những thuốc này bao gồm diazepam và midazolam, thuộc nhóm benzodiazepines. Một số loại thuốc được dùng để chống lại những tác động của các thuốc khác, bao gồm naloxone – giúp đối phó với những ảnh hưởng của thuốc phiện hoặc ma túy; flumazenil – giúp đối phó với những ảnh hưởng của benzodiazepine; neostigmine – giúp đảo ngược hoạt động của hầu hết các thuốc giãn cơ. Các thuốc được sử dụng để thay đổi nhịp tim bao gồm atropine (để tăng nhịp) và esmolol (để giảm nhịp). Các thuốc khác có thể làm tăng huyết áp (như epinephrine hoặc adrenaline) hoặc giảm huyết áp (nitroprusside).

    Các thuốc gây tê tại chỗ

    Bác sĩ có thể tiêm chất gây tê cục bộ xung quanh một dây thần kinh hoặc một nhóm các dây thần kinh để tạm thời ngăn chặn sự dẫn truyền các xung điện trong các dây thần kinh. Thiếu dẫn truyền thần kinh làm cho khu vực được cung cấp bởi các dây thần kinh này trở nên tê liệt. Điều này cũng được biết đến như một ‘ức chế cảm giác’, có thể tiến triển thành yếu cơ, tùy thuộc vào nồng độ và liều thuốc gây tê cục bộ được sử dụng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 12/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo