backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Du Ngọc Thi · Da liễu · De Lux Beauty Center


Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa

    Nấm da đầu là gì? Đây là bệnh nhiễm trùng da đầu do các vi nấm gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Theo Viện dị ứng và truyền nhiễm quốc gia thì trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.

    Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé! 

    Nguyên nhân gây ra nấm da đầu là gì?

    Đúng như tên gọi, nấm da đầu là các vết phát ban do nhiễm nấm. Nếu không được ngăn chặn và chăm sóc từ sớm, nấm da đầu có thể lây nhiễm và trở thành dịch bệnh. Vì vậy, cha mẹ có con nhỏ hoặc con trong độ tuổi đang đi học cần phải chú ý vì đây là bệnh dễ gặp ở trẻ

    Nấm tấn công vào lớp bên ngoài của da đầu và tóc khiến các sợi tóc bị gãy, rụng. Tại sao bị nấm da đầu? Nguyên nhân gây bệnh thường đến từ các lý do như:

    • Do chính bản thân mình: Các thói quen như để đầu tóc ẩm ướt đi ngủ (sau khi gội hoặc chơi thể thao), để đầu quá bẩn rồi mới gội,… là một trong những yếu tố giúp nấm sinh sôi và phát triển. Đồng thời, vệ sinh da đầu không đúng cách hoặc gãi quá mạnh khiến da đầu trầy xước sẽ tạo cơ hội cho nấm xâm nhập vào bên trong.
    • Do lây nhiễm từ người khác hoặc động vật: Nếu xung quanh có người đang gặp nhiễm nấm da đầu thì việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có thể khiến bạn lây nhiễm, Ngoài ra, các loài thú cưng như chó, mèo,.. trong gia đình thường là nơi trú ngụ của rất nhiều các loại nấm, vi khuẩn, động vật ký sinh. Nếu không được tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ thì khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, khả năng cao là bạn sẽ nhiễm nấm. Bởi vì, loại nấm này có khả năng lây sang người.

    Triệu chứng nấm da đầu là gì?

    Sau khi tiếp xúc với nấm khoảng 4 – 10 ngày, các dấu hiệu bị nấm da đầu bắt đầu bộc phát. Trên da đầu sẽ xuất hiện các vết sưng nhỏ, nhìn khá giống với mụn nhọt nên sẽ gây nhầm lẫn với nhiều người. Khu vực này ngày càng mở rộng và tạo thành một vòng tròn (phần trung tâm trông khá bình thường đi kèm với một đường viền màu đỏ nổi lên trông giống một chiếc nhẫn). Tóc tại vị trí này có thể giòn hơn và dễ gãy rụng, gây ra tình trạng rụng tóc và hói. 

    Tùy vào việc nhiễm loại nấm nào mà da đầu bị nấm có thể gặp các tình trạng như:

    • Có nhiều gàu
    • Mụn mủ (đã bị viêm nhiễm nặng)
    • Da tróc vảy do sự tích tụ của các biểu mô sừng 
    • Rụng tóc
    • Mảng hồng ban, ngứa

    Cách trị nấm da đầu là gì?

    Cách trị nấm da đầu tại nhà

    Việc tự điều trị tại nhà không đúng cách hoặc không đúng với tình trạng bệnh bạn đang mắc phải có thể khiến nấm da đầu trở nặng và khó chữa lành hơn hoặc để lại các di chứng phía sau như sẹo. Chính vì vậy, nếu bạn có một vài dấu hiệu và nghi ngờ mình đang bị nhiễm nấm thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và đưa ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng da đầu của mình. Để đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ sử dụng kết hợp các loại kem hoặc thuốc mỡ chống nấm, dầu gội thuốc. Việc này sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các bào tử nấm và giúp ngăn ngừa lây nhiễm sang người khác hoặc các vùng khác của cơ thể. 

    Tùy vào tình trạng nấm da đầu là gì và nấm như thế nào mà việc cạo đầu hoặc cắt tóc có thể không bắt buộc.

    Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự mình phòng tránh và hỗ trợ cho việc điều trị của mình bằng cách:

  • Gội đầu với tần suất hợp lý, giữ da đầu khô thoáng
  • Không dùng chung quần áo, khăn tắm, lược chải tóc hoặc mũ
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ như lược, kẹp tóc, các phụ kiện tạo kiểu cho tóc,…
  • Đưa thú cưng đến các bác sĩ thú y kiểm tra bởi chúng có thể mang nấm nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Thuốc trị nấm da đầu

    Trước tiên, bạn cần nắm rõ tình trạng nấm da đầu là gì. Bởi điều trị nấm da đầu cần dùng thuốc kháng nấm theo toa. Đối với tình trạng quá nặng thì các dòng thuốc bôi không có quá nhiều tác dụng bởi chúng khó có thể ngấm vào chỗ nấm. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, bác sĩ thường lựa chọn thuốc uống chống nấm để trị nấm. 

    Trong vòng từ 6-8 tuần, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc chống nấm griseofulvin. Để thuốc hoạt động tốt nhất, bạn nên ăn uống đầy đủ với thành phần chủ yếu là chất béo trước khi uống thuốc. Lưu ý rằng griseofulvin có thể gây đau bụng hoặc buồn nôn ở trẻ nhỏ. 

    Trong điều trị nấm, các loại thuốc như terbinafire, itraconazole, fluconazole cũng được các bác sĩ thường xuyên sử dụng. Mặc dù thời gian điều trị lâu hơn, từ 2 – 4 tuần nhưng chúng vẫn là một dòng thuốc có công dụng cao. Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ có thể gây ra cho trẻ nhỏ như đau bụng, buồn nôn,… nên ba mẹ nhớ chú ý đến con. 

    Tùy vào từng loại nấm da đầu là gì mà sẽ có dòng thuốc điều trị phù hợp. Ví dụ như đối với nấm Microsporum spp. thì griseofulvin có tác dụng tốt hơn, nhưng với nấm Trichophyton spp. thì terbinafire được chứng minh là có tác dụng hơn. Đối với trẻ em thì terbinafire là thuốc điều trị bậc 1 bởi thời gian điều trị ngắn. Bác sĩ sẽ kê thuốc dựa vào tình trạng cân nặng của trẻ để có liều lượng thích hợp. 

    Bạn lưu ý rằng các thuốc uống kháng nấm là thuốc kê đơn, cần có sự kiểm soát của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ, không nên tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    nấm da đầu

    Bạn có thể quan tâm:

    Nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị không khó và bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được, vậy nên, đừng chủ quan và luôn chú ý đến các báo hiệu của cơ thể nhé! 

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Phòng khám Lux Beauty Center – Đặt lịch hẹn khám với Ths.BS Du Ngọc Thi

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Du Ngọc Thi

    Da liễu · De Lux Beauty Center


    Tác giả: Lê Phương Thảo · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo