backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Lo ngại về ung thư? Đã có hệ bạch huyết!

Tác giả: Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory · Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Lo ngại về ung thư? Đã có hệ bạch huyết!

    Hệ bạch huyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của bạn, có khả năng chống lại ung thư. Tuy nhiên, rất ít người am hiểu về hệ bach huyết.

    Hệ bạch huyết bao gồm tủy xương, amiđan (hạch họng), lá lách, tuyến ức, hạch bạch huyết, các mạch bạch huyết. Các mạch này là các ống nhỏ tạo thành mạng lưới dày các mao mạch bạch huyết nằm dưới da. Đây là một hệ thống tuần hoàn độc lập với hệ thống tuần hoàn máu cũng như hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Hệ bạch huyết cung cấp một loạt các chức năng miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng, virus, thương tích… và ngay cả ung thư.

    Các mạch bạch huyết dẫn vào hạch bạch huyết. Cơ thể có khoảng 600–700 hạch bạch huyết tập trung ở háng, cổ, nách, xung quanh tim, phổi và ruột. Nồng độ lớn nhất của mô bạch huyết gọi là mô lympho gắn với ruột (GALT) bao quanh ruột và được tạo thành từ các tế bào miễn dịch gọi là lymphocyte.

    Một điều đặc biệt quan trọng là: không giống với tuần hoàn máu (máu được bơm từ tim ra nhiều hướng), dịch bạch huyết chỉ chảy chủ yếu hướng lên trên cổ. Hệ bạch huyết không có cơ quan bơm bạch huyết riêng biệt, bạch huyết lưu thông dựa theo chuyển động của hệ cơ xương của cơ thể. Nói cách khác, khi cơ thể bạn chuyển động nghĩa là bạch huyết đang được lưu thông. Và khi bạch huyết di chuyển, nó sẽ thực hiện những chức năng quan trọng đối với cơ thể.

    Có rất nhiều động tác dễ dàng tập tại nhà để giúp hệ bạch huyết trong cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và thực hiện chức năng của nó hiệu quả nhất. 4 cách được liệt kê dưới đây hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

    Chuyển động

    Các mạch bạch huyết được kích hoạt trong suốt quá trình hệ cơ xương vận động. Các mạch bạch huyết chính thường chạy ở vùng cẳng chân, cánh tay và thân, vì vậy các vùng này chuyển động sẽ làm dịch chuyển hầu hết các bạch huyết.

    Các nghiên cứu chỉ ra các bài tập thể dục hàng ngày không chỉ làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú, mà còn có khả ngăn ngừa các loại ung thư.

    Tập thể dục hay hoạt động thể chất có rất nhiều hình thức khác nhau:

    • Các hoạt động như nhảy múa, làm vườn, leo cầu thang, lao động chân tay, công việc nội trợ và những hoạt động khác đòi hỏi sự di chuyển, sự co giãn cơ;
    • Các bài thể dục và thể thao – đi bộ (đặc biệt là vừa đi vừa xoay cánh tay), chạy bộ, đạp xe, yoga, bài tập Pilates, chơi tennis, golf, bơi lội, nâng tạ, aerobic, nhảy dây,…;
    • Recounding – bài tập bật nhún lên xuống trên bạt nhún trampoline.

    Nếu không thích tập thể dục, bạn hãy chọn lấy một hoạt động về thể chất bạn thích ví dụ như đạp xe, làm vườn, nhảy múa,…

    Bạn có thể tìm người đồng hành, cũng tập thể dục hay tham gia các hoạt động để cảm thấy vui vẻ hơn và có động lực hơn. Điều quan trọng là hãy biến những bài tập hay các hoạt động này thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của bạn, giống như ăn và ngủ vậy.

    Thở sâu bằng cơ hoành

    Thở sâu bằng cơ hoành cũng là một phương pháp tốt giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh. Một nghiên cứu được thực hiện năm 1979 chỉ ra thở sâu cơ hoành làm phổi ép vào ống ngực (sau khi phổi được thanh lọc bằng các bạch huyết). Ống ngực đưa dịch bạch huyết từ phổi trở lại máu. Điều này làm giảm áp lực của hàng triệu van trong toàn bộ hệ bạch huyết.

    Thở sâu bằng cơ hoành làm tăng vận động của bạch huyết trong máu và tăng khả năng loại bỏ độc tố. Để thực hiện, bạn cần hít thở sâu bằng mũi và giữ 4 nhịp đếm. Thở bằng miệng trong 2 nhịp đếm. Khi cảm thấy quen dần, bạn hãy tăng thời gian hít thở. Ví dụ, hít sâu trong 5 nhịp, giữ lại khoảng 20 nhịp và sau đó thở mạnh ra trong 10 nhịp. Thời gian thở ra gấp hai lần thời gian khi hít vào để mang oxy đến máu và kích hoạt hệ bạch huyết.

    Bạn nên thực hiện hít thở bằng cơ hoành 3 hiệp/ngày, mỗi hiệp 2–3 lần. Bạn có thể thực hiện động tác này khi đang ngồi hoặc nằm đều được.

    Động tác bật người (Rebounding)

    Rebounding là bật người lên xuống một bạt nhún (gọi là trampoline). Vì chất lỏng bạch huyết hầu hết chuyển động theo chiều dọc, nên các bài tập chuyển động dọc như hoạt động rebounding sẽ giúp hệ bạch huyết hoạt động hiệu quả hơn so với các hoạt động chuyển động ngang như đi bộ hay đạp xe.

    Các hoạt động theo chiều dọc cơ thể đặc biệt có hiệu quả trong việc bơm dịch bạch huyết, vì các cơ co lại liên tục và thư giãn ngay sau đó, sự nén liên tục và giải phóng các mô liên kết cũng như khoảng trống giữa các mô. Hàng triệu van một chiều sẽ giúp dịch bạch huyết di chuyển liên tục một chiều.

    Những lợi ích của hoạt động rebounding đối với hệ bạch huyết

  • Hoạt động rebounding giúp kích hoạt mạch bạch huyết, đồng thời massage các mô và cơ quan quan trọng, tăng cường xương và tủy xương;
  • Rebounding được sử dụng như phương pháp trị liệu, giúp giảm căng thẳng lên xương và khớp;
  • Tăng cường các mô trong toàn bộ cơ thể bao gồm cả cơ tim;
  • Tạo điều kiện giải độc cơ thể;
  • Kích thích việc hít thở sâu;
  • Kích hoạt bạch huyết não và tái tạo dịch não tủy;
  • Chuyển đổi cơ năng thành điện năng trong cơ thể để giải phóng sóng suy nghĩ và thúc đẩy hệ thống nội tiết.
  • Rebounding là hoạt động đơn giản và thú vị. Nhảy nhẹ nhàng, chạy tại chỗ, khiêu vũ hoặc bất cứ hoạt động nào. Bạn bắt đầu với 5 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 20–30 phút một ngày nhé. Nếu được, bạn hãy cố gắng để rebounding trở thành thói quen hàng ngày, hoặc chí ít bạn cũng nên duy trì 4–5 lần/tuần.

    Các dụng cụ hỗ trợ cho hoạt động rebounding được bày bán sẵn trong các cửa hàng thể thao cũng như trên mạng, với nhiều mức giá đa dạng. Nếu bạn không đủ khả năng đầu tư vào các dụng cụ chuyên biệt, bạn vẫn có thể nhảy không cần dây theo phương thẳng đứng, nhưng sẽ khiến các khớp của bạn căng nhiều hơn.

    Kỹ thuật chải khô cho da (massage nhẹ)

    Chải da khô, hay còn gọi là massage nhẹ, giúp giải độc và kích thích hệ bạch huyết. Thời điểm tốt nhất để bạn chải da khô là vào buổi sáng trước khi tắm, vì các độc tố được giải phóng và tích tụ trong thời gian ngủ.

    Để thực hiện kỹ thuật, bạn nên bắt đầu chải từ lòng bàn chân, lên chân và hướng về phía tim; làm tương tự với lòng bàn tay lên cánh tay. Thực hiện nhẹ nhàng từ 5–10 phút.

    Bạn có thể chải khô da hàng ngày, nhưng tối thiểu nên làm 3 lần/tuần (5 lần là hoàn hảo) để có được kết quả tốt nhất. Sử dụng bàn chải tự nhiên là tốt nhất, tránh dùng các loại bàn chải bằng ni-lông và bàn chải tổng hợp vì chúng có thể làm xước và gây kích ứng cho da của bạn. Các loại bàn chải dùng để chải khô có bán tại các tiệm thuốc hoặc bán online.

    Bạn nên chọn loại có tay cầm dài và có thêm rãnh sau để chèn tay cầm. Tốt nhất hãy chọn bàn chải có thêm miếng vải phía sau để chèn tay của bạn vào.

    Bạn nhớ chải khô cho cả vùng bụng, ngực, cổ nhưng phải thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da nhé.

    Hệ bạch huyết đống một vai trò vô cùng quan trọng, được ví như cái cây của sự sống đối với cơ thể mỗi chúng ta. Thực hiện 4 phương pháp trên kết hợp với chế độ ăn thực phẩm hữu cơ và uống nước lọc hàng ngày sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hệ bạch huyết, bảo vệ và phòng ngừa bệnh tật cho toàn bộ cơ thể bạn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory

    Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


    Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo