backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Đi ngoài bao nhiêu lần mỗi tuần là tốt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hồng Tâm · Ngày cập nhật: 11/04/2023

    Đi ngoài bao nhiêu lần mỗi tuần là tốt?

    Tần suất đi vệ sinh của mỗi người sẽ khác nhau, có người có thể sẽ đi ngoài mỗi ngày nhưng lại có người một tuần chỉ vài lần. Vậy đi ngoài bao nhiêu lần mỗi tuần là bình thường?

    Một tuần đi đại tiện mấy lần là bình thường thì không có con số tuyệt đối cho tất cả mọi người. Tần suất đi ngoài tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Số lần đi ngoài và lượng phân phụ thuộc vào thói quen ăn uống và những yếu tố về gen. Bạn tiêu thụ càng ít chất xơ thì số lần ra vào nhà vệ sinh càng ít.

    Vậy đi cầu mỗi ngày có tốt không? Thông thường, mỗi người sẽ đại tiện một lần mỗi ngày. Mỗi lần như vậy, cơ thể đào thải theo tỷ lệ cứ 5 kg trọng lượng cơ thể tương đương với 28g chất thải. Mặc dù vậy, những con số này không phải là chuẩn mực. Chỉ cần bạn đi ngoài không quá 3 lần mỗi ngày, phân không quá lỏng hoặc quá đặc thì hoàn toàn bình thường.

    Tần suất đi ngoài bao nhiêu lần có liên quan đến não bộ

    tần suất đi ngoài bao nhiêu lần có liên quan đến não bộ

    Thực tế, tần suất đi ngoài bao nhiêu lần có liên quan đến hoạt động của não bộ. Não bộ và đường ruột có kết nối chặt chẽ với nhau nhờ hệ thống dây thần kinh. Khi bạn lo lắng, hoạt động của hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng – dẫn đến tình trạng rối loạn đường ruột.

    2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần có sao không hay 3 ngày đi đại tiện 1 lần có sao không? Bạn chỉ cần phải lo lắng khi thói quen đi vệ sinh đột ngột thay đổi và phân có điểm bất thường (lỏng, rắn, có máu…).

    Ngoài ra, ở một số người, con số đi ngoài bao nhiêu lần sẽ hay đổi vào những ngày cuối tuần hoặc trong các kỳ nghỉ. Điều này là do chế độ ăn uống và luyện tập thay đổi.

    Tần suất đi ngoài thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

    1 tuần đi đại tiện mấy lần khi bạn ở trong chu kỳ kinh nguyệt?

    Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra những thay đổi nhất định trong thói quen đi vệ sinh. Cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra hormone prostaglandin ngay trước kì kinh nguyệt. Chúng làm tăng co bóp tử cung để đẩy lớp niêm mạc tử cung bong ra đi ra ngoài. Nếu tiết hormone này dư thừa, chúng sẽ đi vào máu, đến ruột và kích thích nhu động ruột và làm tăng bài tiết chất điện giải, khiến bạn đi ngoài nhiều hơn, thậm chí bị tiêu chảy.

    Ngoài ra, dư thừa prostaglandin còn có thể gây ra triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn và nôn.

    Đi ngoài bao nhiêu lần trong chu kỳ kinh nguyệt thường không đáng lo. Bạn có thể uống thêm nhiều nước, ăn chuối và sữa chua, ăn mặn hơn một chút, chia nhỏ bữa ăn và tránh căng thẳng để giảm bớt tiêu chảy.

    Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

    Mấy ngày đi ngoài 1 lần là bình thường? Như đã nói, không có con số cụ thể trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đi ngoài đột ngột thay đổi so với bình thường, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

    Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh lại chế độ ăn uống và luyện tập hoặc kê cho bạn toa thuốc khác nếu bạn đang chữa trị một loại bệnh nào đó. Nếu như đã áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập mới mà vẫn không có kết quả, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn ăn nhiều loại thực phẩm ít chất xơ nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước nếu bạn đang táo bón.

    Bạn cũng nên đi khám ngay nếu đi ngoài ra máu, khuôn phân dẹt hoặc bạn cảm thấy đau đớn khi đi ngoài. Những triệu chứng như vậy có thể là triệu chứng của bệnh trĩ, viêm ruột và thậm chí là ung thư đại trực tràng…

    Bên cạnh đó, trầm cảm, một loại bệnh lý nghiêm về tâm thần cũng là lý do phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón. Nếu không được chữa trị kịp thời, táo bón có thể gây tổn thương đại tràng, dần dần gây viêm đại tràng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    Đi ngoài bao nhiêu lần phụ thuộc vào nhều yếu tố và thường không giống nhau ở mỗi người. Vì vậy, bạn nên theo dõi quá trình đi ngoài dựa trên thói quen hằng ngày của bản thân nhiều hơn là cuống quýt lo lắng không đâu. Nếu thói quen đi vệ sinh vẫn diễn ra bình thường và không gây trở ngại hay đau đớn thì xin chúc mừng, bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hồng Tâm · Ngày cập nhật: 11/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo