backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Con hay chơi bong bóng xà phòng? Coi chừng ngộ độc!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Con hay chơi bong bóng xà phòng? Coi chừng ngộ độc!

    Xà phòng là một chất được sử dụng để làm sạch cơ thể, đồ dùng gia đình hay những thứ dính bẩn. Xà phòng có dạng rắn hoặc lỏng và thường có mùi dễ chịu, nó sẽ tạo ra nhiều bong bóng khi dùng tay hoặc một miếng bọt biển rửa với nước. Hầu như trẻ em rất thích những trò chơi tạo ra bong bóng từ xà phòng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng xà phòng và bong bóng xà phòng có thể gây ngộ độc cho con của bạn?

    Tác hại của của bong bóng xà phòng

    Một số đồ chơi tạo ra bong bóng xà phòng không rõ nguồn gốc hoặc bong bóng tạo ra từ xà phòng độc hại có chứa các hóa chất như paraben, photphat, natri lauryl sulfat và clo. Chúng đều là những hóa chất độc hại. Những hóa chất này có thể làm tiêu chảy, nôn mửa và rát họng mỗi khi bé ăn, uống phải hay hít vào. Hãy cẩn thận đối với những đứa trẻ của mình khi chúng chơi với bong bóng xà phòng.

    Các triệu chứng và cách chữa trị khi bị ngộ độc xà phòng và bong bóng xà phòng

    Ngộ độ xà phòng và bong bóng xà phòng có thể gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe con của bạn. Vì thế hãy chú ý những triệu chứng và cách chữa trị dưới đây để bảo vệ bé:

  • Tránh xà phòng và bong bóng tiếp xúc với mắt của bé vì các hóa chất này có thể làm nóng mắt và gây giảm thị lực hoặc thậm chí là mù;
  • Khi mùi quá nồng hoặc có nồng độ cồn cao, những loại xà phòng có thể làm con bạn khó thở và sưng cổ họng. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong tất cả những nguy cơ đe dọa tính mạng. Bạn hãy mở cửa sổ để mùi được thoát ra;
  • Những cục xà phòng với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau làm bắt mắt trẻ em và có thể khiến chúng tò mò nếm thử. Bạn nên để những cục xà phòng tránh xa tầm tay của trẻ em và đậy kín các chai đựng. Những cách này có thể ngăn cho trẻ không nuốt phải. Trẻ có thể bị nóng thực quản khi nuốt và bắt đầu nôn mửa liên tục. Trong một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể nôn ra máu và đau bụng. Trẻ cũng có thể bị đau dạ dày, điều này sẽ phụ thuộc vào loại xà phòng mà trẻ ăn phải.
  • Kiểm tra huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp tim của con trong những trường hợp ngộ độc xà phòng nghiêm trọng. Tình trạng bệnh có thể giảm ngay lập tức tuy nhiên cũng có thể dẫn đến bất tỉnh;
  • Các điều trị trực tiếp khi bị ngộ độc xà phòng gồm thở oxy, thuốc giảm đau, thở bằng ống thở và các điều trị y tế đặc biệt như soi phế quản hay nội soi;
  • Những hóa chất độc hại không chỉ có thể được tìm thấy trong xà phòng tắm mà còn các sản phẩm làm sạch khác như chất tẩy rửa.

    Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc xà phòng và bong bóng xà phòng?

    Bạn nên mua xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường. Những loại xà phòng có chứa mùi nồng có thể tổn hại đường thở. Ngoài ra, bạn đừng nên đặt những sản phẩm tẩy rửa và thức ăn chung với nhau trong túi và hãy bảo quản xà phòng, các sản phẩm tẩy rửa vào những ngăn kéo hay tủ riêng biệt.

    Hơn nữa, bạn nên để xà phòng các loại chất tẩy rửa khác, đặc biệt các những sản phẩm tẩy rửa dạng lỏng ở nơi có khóa an toàn, tránh khỏi tầm tay của trẻ em. Trẻ em rất dễ bị thu hút bởi những thứ có hình dáng, mùi vị và màu sắc độc đáo. Vì thế, bé có thể nuốt phải những loại xà phòng có mẫu mã bắt mắt. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý điều này.

    Các bong bóng xà phòng lấp lánh rất thu hút con của bạn mà đôi khi người lớn cũng tỏ ra phấn khích với chúng. Tuy nhiên, xà phòng và bong bóng xà phòng có thể gây ngộ độc. Vì thế bạn hãy cẩn thận khi sử dụng xà phòng khi trong nhà có trẻ em và đưa bé đến bác sĩ ngay nếu có bất kì triệu chứng ngộ độc nào được nêu ở phía trên nhé.

    Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo