backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn có biết sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Bạn có biết sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer?

    Nhiều người lầm tưởng chứng đãng trí giống với bệnh Alzheimer. Thật ra chúng hoàn toàn khác nhau. Vậy hai bệnh này khác nhau thế nào và làm sao để bạn khắc phục chứng đãng trí? 

    Bạn thường đánh mất chìa khóa, quên cặp kính ở đâu đó hay phải đi loanh quanh bãi gửi xe cả nửa giờ đồng hồ vì không nhớ chỗ mình đã đậu xe? Đây là dấu hiệu bệnh Alzheimer hay do bạn quá bận rộn nên quên các chi tiết nhỏ nhặt kia? Để phân biệt sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sau.

    Đãng trí là gì?

    Một tiến sĩ nói rằng sự đãng trí cơ bản là do mất tập trung. Mất tập trung là khi tâm trí bạn đang suy nghĩ tới chuyện khác và quên mất việc bạn đang làm. Một giáo sư ở Đại học Harvard cho rằng bệnh đãng trí là khi bạn quên những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày như việc bạn quên cặp kiếng, quên thẻ gửi xe hay quên mang theo sách khi đã soạn sẵn ra bàn. Bạn càng bận rộn sẽ càng hay quên những chuyện như trên. Một nhà khoa học khác cho rằng trong một xã hội bận rộn như hiện nay, một số người làm nhiều công việc và phải giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc dễ mắc chứng đãng trí.

    Chứng đãng trí là một phần có sẵn trong tính cách mỗi người và những người này có thói quen làm nhiều việc cùng lúc từ nhỏ nên không tránh khỏi trường hợp sẽ quên một việc nào đó. Nhà khoa học này cũng nói thêm khi người ta trưởng thành và bận rộn hơn với chuyện gia đình và công ty cũng là lúc trở nên đãng trí hơn.

    Tuy nhiên, khi bạn thấy chứng bệnh này ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên kiểm tra để tìm nguyên nhân đấy!

    Bệnh Alzheimer là gì?

    Một người được xem là mắc bệnh đãng trí khi họ mất chìa khóa và bực bội tìm khắp mọi nơi. Nhưng nếu người đó thậm chí còn không biết mình mất chìa khóa và quên luôn mình đang đi kiếm gì thì có lẽ họ đã mắc một bệnh khác nặng hơn.

    Những người đang trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer không chỉ bị đãng trí mà còn có những dấu hiệu đáng lo khác như khó khăn khi nói chuyện, giải quyết vấn đề hay lập kế hoạch. Bệnh nhân cũng có những thay đổi trong khả năng viết hoặc hiểu các chỉ dẫn. Alzheimer sẽ gây ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường của người bệnh.

    Bệnh nhân với những dấu hiệu như trên thường bị Alzheimer và cần gặp bác sĩ để được điều trị. Nhưng đối với chứng đãng trí thông thường thì những mẹo sau đây có thể giúp bạn khắc phục tình trạng phiền toái này đấy.

    Khắc phục đãng trí

    Hãy áp dụng các mẹo sau để khắc phục tính hay quên phiền phức và có trí nhớ tốt hơn nhé:

  • Đơn giản hóa cuộc sống. Đừng để công việc nhấn chìm bạn và hãy giải quyết từng việc một;
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý sẽ giúp tâm trí luôn ở trong tình trạng tốt nhất;
  • Lên lịch trình cụ thể để giúp bạn ít đãng trí hơn;
  • Tập thể dục thường xuyên cho cả cơ thể và não bộ. Hãy thách thức não bộ tìm ra những cách mới và sáng tạo hơn, tham gia câu lạc bộ đọc sách, học chơi cờ hay sử dụng tay không thuận;
  • Để những vật hay dùng mỗi ngày như chìa khóa hay mắt kính ở một chỗ cố định. Bạn sẽ dễ tìm đồ mình cần hơn;
  • Tận dụng những vật có thể nhắc nhở bạn như giấy ghi nhớ hay lịch. Một số trường hợp đãng trí có thể tránh được nếu bạn có ghi chú để nhắc nhở mình;
  • Hạn chế tiếp xúc các phương tiện truyền thông. Tivi không hề tốt cho não bạn nên hãy từ bỏ việc coi tivi hoặc ít nhất là tránh coi vào ban đêm và hạn chế nó tối đa;
  • Tránh lo lắng. Khi bạn lo lắng, não bộ sẽ bị xao nhãng và không tập trung vào việc bạn đang làm;
  • Tập ghi nhớ những bài thơ, bài hát hay một vài tư thế yoga;
  • Dồn tâm trí vào điểm chính giữa hai chân mày thật nhiều lần trong ngày.
  • Dù đãng trí rất phiền phức nhưng bạn có thể khắc phục nó khá dễ dàng. Hãy cố đơn giản hóa cuộc sống và bạn sẽ không gặp vấn đề với trí nhớ nữa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo