backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn có cần đi khám khi chấn thương ngón tay/ngón chân?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Bạn có cần đi khám khi chấn thương ngón tay/ngón chân?

    Thông thường, chấn thương ở ngón tay – ngón chân chỉ gây ra vết bầm tím hoặc sưng ở các phần mô mềm và vùng xương nằm ẩn bên dưới (như khi bị vật nặng rơi trúng ngón chân hoặc khi bàn tay bị đập vào tường). Tuy nhiên, nếu ngón trỏ hoặc ngón tay cái bị va chạm (thường là va chạm với một quả bóng), lực tác động sẽ dồn lên bề mặt các khớp xương và có thể xảy ra trật khớp ngón tay. Đối với trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ xem đầu ngón tay có thể duỗi thẳng hoàn toàn hay không. Trong trường hợp vết thương do bị đè ép (xảy ra khi đóng cửa xe hay cửa ra vào), thường thì đốt ngón tay cuối cùng sẽ tổn thương. Đôi khi móng tay bị dập, nhưng hiếm có trường hợp gãy xương bên trong.

    Dấu hiệu và triệu chứng khi bạn bị chấn thương ngón tay/ngón chân là gì?

  • Xuất hiện vết đứt, vết xước và vết bầm tím là các vết thương thường gặp nhất;
    • Trật khớp ngón tay hoặc ngón chân: nếu phần đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái bị va chạm (thường là va chạm với quả bóng), lực sẽ dồn lên bề mặt các khớp xương, và gây ra chấn thương. Đối với trật khớp ngón tay, luôn kiểm tra kỹ xem đầu ngón tay có thể duỗi thẳng hoàn toàn hay không;
  • Ngón tay, ngón chân bị đè ép hay va đập (như do bị kẹp vào cửa xe hoặc khe cửa ra vào): thông thường các đầu ngón tay sẽ có vết đứt hoặc rớm máu. Đôi khi móng tay bị dập, trường hợp gãy xương thường hiếm khi gặp;
    • Móng tay bị tổn thương: nếu móng tay tuột ra khỏi ngón, bạn cần đến cơ sở y tế khâu lại ngay để tránh trường hợp móng tay bị biến dạng vĩnh viễn. Điều này không quá quan trọng nếu bị thương ở móng chân;
  • Máu bầm dưới móng tay: thường do chấn thương khi bị cánh cửa kẹp hoặc một vật nặng rơi trúng ngón tay, nhiều trường hợp chỉ thấy hơi đau;
    • Một số chấn thương gây đau nhói nghiêm trọng: Trong những trường hợp này hãy bảo vệ móng tay để giảm đau;
    • Gãy xương hoặc trật khớp.

    Chăm sóc tại nhà khi bị chấn thương ngón tay/ngón chân

    Hãy tìm hiểu chi tiết loại chấn thương mà bạn hoặc trẻ mắc phải để có thể tìm cách sơ cứu phù hợp:

    Ngón tay, ngón chân bị bầm tím: ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Bạn có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu sau 3 ngày hoặc sau một tuần mà bạn không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường, hãy đi khám bác sĩ.

    Trật khớp ngón tay: ngâm tay trong nước lạnh khoảng 20 phút. Sau đó, uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Các ngón tay sẽ khá nhạy cảm trong vài tuần sau đó, do đó hãy bảo vệ ngón tay bị thương bằng băng dán. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không bớt đau sau 3 ngày hoặc sau 1 tuần mà không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường. Nếu thường xuyên bị thương bị trật khớp ngón vì chơi thể thao, bạn hãy băng ngón tay bị thương với các ngón lân cận (như vậy các khớp xương bị thương không bị chịu quá nhiều lực) trước khi chơi thể thao 3 hoặc 4 tuần. Để đề phòng bị trật khớp sau này, bạn nên luyện cơ ngón tay bằng các bài tập mỗi ngày.

    Ngón tay bị va đập hoặc bị đè ép: trước khi tự chữa vết thương, hãy kiểm tra lại hướng dẫn để biết khi nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngâm tay trong nước lạnh khoảng 20 phút. Hãy uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể rửa với nước xà phòng pha loãng trong khi ngâm và cắt tỉa những miếng da bị xước bằng kéo vô trùng. Nếu nghi ngờ vết cắt bị nhiễm bẩn, hãy băng lại và thay băng mỗi ngày một lần. Chỗ bị thương sẽ khá nhạy cảm trong một vài tuần, do đó hãy cẩn thận để khỏi bị tái chấn thương. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu không bớt đau sau 3 ngày, có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hoặc sau 1 tuần mà bé không cử động được các ngón tay bình thường.

    Gãy móng tay: những hướng dẫn này được áp dụng đối với các trường hợp móng tay bị gãy khi chụp một vật gì đó. Nếu móng tay bị gãy do vết thương đè ép, cần phải đi khám bác sĩ ngay. Nếu móng tay bị nứt nhưng không bị gãy, đừng cố làm vết thương tồi tệ hơn. Ngâm tay 20 phút trong nước lạnh, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng dán cá nhân. Mỗi ngày, tháo băng ra và ngâm ngón tay trong nước muối ấm (pha 1 muỗng cà phê muối với một nửa lít nước) trong vòng 20 phút mỗi ngày. Đến ngày thứ bảy, móng sẽ lên da non, có thể ngưng ngâm nước và băng tay. Móng tay mới sẽ mọc ra trong vòng 1-2 tháng tới. Hãy liên hệ bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

    Vết cắt nông:  hãy rửa sạch vết thương với xà phòng và nước. Sau đó, nắm và giữ vết thương trong vòng 10 phút bằng một miếng gạc vô trùng để cầm máu.

    Trầy da: biện pháp đối với các vết xước sâu trên bề mặt của ngón tay hoặc ngón chân: rửa sạch vết thương với xà phòng và nước; chà vết thương bằng một miếng gạc vô trùng để loại bỏ tất cả các chất bẩn ra ngoài. Sau đó, cắt bỏ phần da bị tróc ra (đặc biệt là phần bị nhiễm bẩn) bằng kéo vô trùng hay kềm cắt móng tay. Khi làm sạch, bạn nên dùng một miếng gạc vô trùng đè vào vết thương trong vòng 10 phút. Sau cùng, thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân lên vết thương. Hãy nhớ thay băng và rửa sạch vết thương mỗi ngày. Liên hệ bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

    Nhẫn bị kẹt khi ngón tay bị sưng: liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu ngón tay bị bầm xanh hoặc tê liệt. Trong hầu hết các trường hợp, trước tiên hãy giữ yên vị trí chiếc nhẫn, để tháo chiếc nhẫn ra thì phải làm tay bớt sưng trước. Trường hợp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của nạn nhân. Cứ 5 phút 1 lần, luân phiên ngâm tay trong nước đá có pha xà phòng và giơ tay lên cao, lưu ý tất cả các ngón tay duỗi thẳng. Sau 30 phút, bôi dầu khoáng lên ngón tay. Trong khi tay giơ tay thẳng đứng, đẩy nhẫn ra từ từ cho đến khi có thể tháo nhẫn ra hoàn toàn. Nếu vẫn không thể tháo nhẫn ra, hãy liên hệ bác sĩ trước khi tay sưng lên nghiêm trọng hơn.

    Ngón tay, ngón chân bị sưng đối với trẻ sơ sinh: khi bị sưng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải tìm đến bác sĩ ngay. Có những trường hợp ngón chân, ngón tay có thể bị sợi tóc hoặc sợi dây mỏng nào đó quấn quanh, sự lưu thông máu đến ngón chân bị ngắt quãng, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ để loại bỏ vòng tóc này.

    Khi nào tôi cần chăm sóc y tế?

    Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu:

  • Bị rách da và cần phải may lại;
  • Máu tiếp tục chảy sau khi đã nhấn vào vết thương trong vòng 10 phút;
  • Đau đớn;
  • Tụ máu dưới móng tay và cảm thấy đau đớn;
  • Móng tay bị dập sau khi bị tai nạn đè ép;
  • Có bụi bẩn trong vết thương mà bạn không thể loại bỏ;
  • Khớp ngón tay không thể mở ra (duỗi thẳng) và đóng lại (nắm lại) hoàn toàn;
  • Bạn cho rằng đó là một chấn thương nghiêm trọng.
  • Liên hệ bác sĩ sau đó nếu:

    • Các ngón tay hoặc ngón chân bị sưng;
    • Bạn cho rằng bé cần được bác sĩ khám.

    Phòng ngừa

    Tôi nên phòng ngừa chấn thương ngón tay/ngón chân như thế nào?

    Để phòng ngừa chấn thương ngón tay, ngón chân,

    • Thận trọng trong các hoạt động lặp đi lặp lại như nện búa, gõ, đan, nện, quét dọn, cào, chơi những môn thể thao dùng vợt, hoặc chèo thuyền;
    • Nên đeo găng tay bảo vệ cho cổ tay có lớp đệm giảm rung khi làm việc với các công cụ có chuyển động rung lắc;
    • Sử dụng các công cụ bảo hộ, chẳng hạn như găng tay, và làm theo hướng dẫn để sử dụng đúng cách các dụng cụ điện cầm tay;
    • Phòng tránh tai nạn bằng cách mang giày, mặc đồ thoải mái và mang giày hỗ trợ;
    • Đừng đi chân trần ngoài đường phố, công viên, nơi bạn có nguy cơ dẫm đạp phải các vật thể khác.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo