backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ: Vì sao chưa dậy thì mà đã xuất hiện?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/06/2021

    Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ: Vì sao chưa dậy thì mà đã xuất hiện?

    Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì mà kể cả trẻ chưa dậy thì cũng có thể bị nổi mụn. Vậy nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

    Chắc hẳn, nhiều cha mẹ sẽ thấy vô cùng băn khoăn không biết tại sao bé 10 tuổi bị nổi mụn, trẻ 8 tuổi nổi mụn ở trán hay bé 6 tuổi bị nổi mụn đầu trắng… Thực tế, mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm, khi trẻ được khoảng 7 tuổi.

    Nếu mụn trứng cá xuất hiện trước tuổi dậy thì, đây có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình dậy thì sắp bắt đầu. Một số trường hợp, sau khi trẻ bị nổi mụn trứng cá, các triệu chứng dậy thì sẽ xuất hiện như ngực phát triển, có kinh nguyệt lần đầu, phát triển tinh hoàn, dương vật, mọc lông ở vùng mu, vùng dưới cánh tay…

    Mụn trứng cá còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Khi điều này xảy ra, bạn cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề khác.

    Mụn trứng cá ở giai đoạn trước tuổi dậy thì có khác với mụn ở tuổi dậy thì?

    Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ trước tuổi dậy thì thường nghiêm trọng như mụn trứng cá tuổi dậy. Thông thường, trẻ sẽ bị mụn đầu đenmụn đầu trắng (mụn không viêm), đôi lúc sẽ có mụn viêm đỏ, tập trung ở vùng tiết bã nhờn nhiều như trán, dọc cánh mũi và trên cằm hay còn gọi là vùng chữ T của khuôn mặt.

    Cũng có trường hợp trẻ bị nổi mụn nghiêm trọng dù chưa bước qua độ tuổi dậy thì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên sự rất cần sự can thiệp điều trị sớm.

    Những biện pháp điều trị mụn trứng cá có an toàn cho trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì?

    mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

    Đa phần các biện pháp điều trị mụn trứng cá không được tán thành cho những trẻ dưới 12 tuổi (tuy nhiên có một vài sản phẩm trị mụn đã được chấp thuận cho trẻ từ 9 tuổi trở lên).

    Tuy vậy, phần lớn các biện pháp điều trị mụn trứng cá đã được kiểm chứng và thử nghiệm đầy đủ trên những trẻ ở tuổi dậy thì và thanh niên và được chứng minh là an toàn và có hiệu quả. Các biện pháp tương tự cũng đã được áp dụng an toàn và hiệu quả cho những trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì trong nhiều năm.

    Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ: Khi nào cần đi khám?

    Có nhiều vấn đề về da khác có thể trông giống như mụn trứng cá. Do đó, nếu thấy có triệu chứng bất thường, bạn nên đưa trẻ đi khám.

    Nếu bé bị nổi mụn trứng cá trong độ tuổi từ 1 đến 7, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận vì mụn trứng cá ở nhóm tuổi này thường không bình thường và có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn.

    Nếu trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì (7 tới 11 tuổi) hoặc đã dậy thì (12 tới 18 tuổi) bị mụn nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều thì có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc da phù hợp và đều đặn.

    Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ có được điều trị bằng các loại thuốc trị mụn chuyên biệt hay không sẽ tùy thuộc vào kết quả thăm khám của bác sĩ. Nếu được sử dụng, trẻ có thể được khuyến nghị sử dụng những loại thuốc bôi hoặc thuốc uống được kê đơn hay không kê đơn.

    Một vài yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn biện pháp điều trị mụn trứng cá ở trẻ nhỏ:

    • Mức độ nặng nhẹ: Số lượng, loại mụn (mụn viêm hay không viêm) và mức độ viêm (nhẹ, vừa hoặc nặng)
    • Sẹo thường gặp khi tình trạng mụn nghiêm trọng nhưng cũng có thể xảy ra ở những trẻ chị bị mụn ở mức độ nhẹ
    • Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp do mụn hoặc chịu những lời châm chọc ác ý từ những đứa trẻ khác
    • Chi phí thuốc trị mụn
    • Loại da của trẻ (da nhờn, da khô hay da hỗn hợp)
    • Những tác dụng phụ tiềm ẩn.

    Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ: Lưu ý cần nhớ khi chăm sóc da?

    mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

    Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong việc chăm sóc da khi bị nổi mụn trứng cá để tình trạng mụn không trở nên nghiêm trọng hơn:

    • Không được nặn mụn hoặc dùng tay chạm vào mụn quá thường xuyên vì điều này có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo
    • Rửa mặt thường xuyên với nước ấm hoặc các sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ 1 đến 2 lần mỗi ngày
    • Rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát da mặt để tránh gây kích ứng
    • Nếu bé để tóc dài, hãy cột lên gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với da mặt và gội đầu thường xuyên
    • Rửa mặt sau khi chơi thể thao hoặc khi đổ mồ hôi nhiều
    • Không chạm tay lên mặt thường xuyên.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo