backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn khiến bạn ngạc nhiên

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 22/09/2023

    Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn khiến bạn ngạc nhiên

    Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn (cây sung thằn lằn) phần lớn đến từ bộ phận quả cây. Theo Đông y, nhờ đặc tính thanh mát nên quả sung thằn lằn có tác dụng bổ thận, tráng dương, thông sữa, hoạt huyết.

    Quả của cây thằn lằn có tác dụng chữa bệnh thế nào? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ở bài viết này.

    Quả thằn lằn là gì?

    Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn phần lớn đến từ bộ phận quả cây

    Quả thằn lằn có tên khoa học là Ficus pumila, được thu hái từ cây sung thằn lằn (cây trà cổ). Dân gian thường dùng quả sung thằn lằn để ăn hoặc làm thuốc theo dạng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu.

    Quả thằn lằn chín chứa nhiều đường, chất xơ và protein. Ngoài ra, vỏ của nó có tác dụng nhuận tràng nên được xếp vào nhóm thức ăn tốt cho đường tiêu hóa.

    Quả cây thằn lằn có ăn được không? Quả sung thằn lằn ăn được và làm thuốc, có thể dùng phơi khô hoặc dùng tươi và ngâm rượu.

    Cây thằn lằn có tác dụng gì?

    Theo Đông y, trong quả và toàn thân cây sung thằn lằn có nhiều chất chống oxy hóa. Trong đó, rutin là cấu trúc hoạt động mạnh nhất để loại bỏ hết các gốc tự do sinh ra ở tế bào. Rutin còn có khả năng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

    Cây thằn lằn trị bệnh gì? Đông y thường dùng quả từ cây thằn lằn để bào chế ra các bài thuốc bổ thận, tráng dương, chữa liệt dương, bất lực, viêm tinh hoàn ở nam giới. Với phụ nữ, tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn có thể giúp bạn khắc phục kinh nguyệt không đều, sa dạ con, tắc tia sữa

    Lưu ý

    Các thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

    Cách ngâm rượu cây thằn lằn hỗ trợ điều trị chứng liệt dương

    tác dụng chữa bệnh của cây thằn lắn đối với chứng liệt dương

    Bạn dùng cành và lá của cây thằn lằn phơi khô rồi ngâm cùng rượu trắng và đậu đen. Sau 10 ngày ngâm, bạn lọc lấy nước uống mỗi ngày. Bạn có thể ngâm nguyên cành và lá của cây thằn lằn sau khi phơi khô hoặc xay nhuyễn chúng ra, trộn vào với nhau. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml để chữa chứng liệt dương, di tinh.

    Quả thằn lằn lợi sữa, thông tia sữa cho phụ nữ sau sinh

    Để có được tác dụng này của cây thằn lằn, bạn hãy dùng quả thằn lằn nấu chung với bồ công anh để lấy nước uống. Đồng thời, bạn dùng lá bồ công anh giã nhỏ, quả thằn lằn chín thái nhỏ rồi giã nhuyễn đắp vào bên vú bị tắc tia sữa, massage vú nhẹ nhàng để thông sữa.

    Nước uống thanh nhiệt, giải khát từ quả sung thằn lằn

    Bạn chọn những quả chín, đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Tiếp đó, bạn cho vào ít nước ấm rồi dùng túi vải ép lấy nước cốt.

    Bạn để yên phần nước cốt đó một lúc để nó đông lại thành khối (do trong quả thằn lằn có chất nhầy). Lấy phần đông đặc đem thái thành sợi hoặc viên như thạch rồi thêm đá, đường vào ăn hoặc uống. Đây là món ăn thanh nhiệt, giải khát trong những ngày thời tiết nắng nóng tốt cho mọi đối tượng.

    Quả sung thằn lằn có tác dụng gì? Trị đau nhức xương khớp

    người cao tuổi tập thể dục

    Với tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp của cây thằn lằn, bạn cần lấy quả chín xay nhỏ, nấu với nước cho đến khi sôi, để nguội rồi lọc bỏ bã. Phần nước lọc được bạn để cô đặc thành cao rồi hòa với nước ấm uống mỗi ngày. Cách dùng này không chỉ giúp bạn giảm đau nhức xương khớp mà còn cải thiện tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt.

    Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thằn lằn được đánh giá là ít mang lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý sử dụng đúng và đủ liều lượng chứ không nên lạm dụng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này để khắc phục các vấn đề về sức khỏe.

    Quả và các bộ phận khác của cây thằn lằn cần được rửa sạch trước khi chế biến. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng dị ứng do bụi hoặc côn trùng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 22/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo