backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Rau ngò gai trị sỏi thận: Làm đúng mới có hiệu quả!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 08/10/2020

    Rau ngò gai trị sỏi thận: Làm đúng mới có hiệu quả!

    Rau ngò gai (lá ngò gài) là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Không những thế, ngò gai còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

    Cho đến nay, ngò gai trị sỏi thận vẫn là cách làm dân gian được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, bạn cần làm đúng cách để công dụng của ngò gai phát huy kết quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

    Ngò gai trị sỏi thận: Làm sao để hiệu quả?

    Theo Đông y, ngò gai trị sỏi thận là bài thuốc hay. Nó có khả năng làm tiêu những viên sỏi nhỏ trong thời gian ngắn nếu sử dụng liên tục.

    Cách trị sỏi thận bằng cây ngò gai khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần dùng một nắm lá ngò gai cùng một ít nước lọc để cho ra bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả theo cách dân gian. Cách làm cụ thể như sau:

    Đem nắm lá ngò gai rửa sạch, phơi khô rồi sao lá trên lửa vừa cho lá vừa héo tới. Sau đó, bạn cho vào ấm đun sôi cùng 3 chén nước lọc (cỡ 450ml). Đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 chén (cỡ 150ml), bạn rót ra chén hoặc ly rồi uống sau bữa ăn.

    ngò gai trị sỏi thận

    Với cách trị sỏi thận bằng ngò gai, bạn cần uống nước nấu từ rau ngò gai 2-3 lần/ngày. Sau 7-9 ngày áp dụng bài thuốc ngò gai trị sỏi thận, bạn hãy đến bệnh viện để thăm khám và so sánh kích thước viên sỏi giữa lúc trước và sau khi sử dụng.

    Ngò gai trị sỏi thận có thể là phương pháp phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Trong quá trình áp dụng cách trị sỏi thận bằng lá ngò gai, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất ổn nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

    Phương thuốc dân gian này cũng chỉ phát huy hiệu quả với viên sỏi nhỏ. Người bị sỏi thận nặng cần tham khảo chỉ định điều trị của bác sĩ.

    Tác dụng của rau ngò gai trong việc điều trị 3 bệnh lý khác

    Bên cạnh khả năng trị sỏi thận, tác dụng của rau ngò gai còn có thể phát huy khi điều trị các vấn đề sức khỏe khác.

    1. Lá ngò gai có tác dụng gì? làm tan đờm

    Một trong những công dụng của lá ngò gai là giúp tan đờm. Để tận dụng lợi ích này, người bệnh có thể xay hoặc giã rau ngò gai sống cùng một ít nước lọc. Sau đó chắt lấy nước, hòa thêm một ít muối rồi uống từ 1-2 lần mỗi ngày. Nước chắt từ lá ngò gai xay nhuyễn sẽ làm long đờm và tống đẩy các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường thở.

    2. Tác dụng của lá ngò gai: làm xẹp vết sưng, bầm tím do té ngã

    làm tan vết bầm tím bằng lá ngò gai

    Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị sưng đau, bầm tím do té ngã, bạn hãy lấy vài chiếc lá ngò gai giã nát rồi đắp lên vết sưng đau, bầm tím để khắc phục.

    Tác dụng của lá ngò gai trong việc làm xẹp vết sưng chỉ áp dụng cho trường hợp chấn thương phần mềm. Nếu bạn té ngã bị bong gân hoặc hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng khác về xương khớp, hãy đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp.

    3. Ăn rau ngò gai có tác dụng gì? chữa nhiệt miệng

    Nhiệt miệng hay còn gọi là lở loét bên trong miệng khiến bạn khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi thưởng thức món ăn.

    Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần dùng khoảng 10gram rau ngò gai và 10gram lá húng chanh rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, bạn cắt nhỏ lá ngò gai, nhai kỹ cùng lá húng chanh rồi nuốt từ từ.

    Ăn rau ngò gai có tác dụng gì? Với nhiều người, vết lở loét miệng sẽ giảm đau ngay lần đầu tiên ăn lá ngò gai. Tuy nhiên với những người khác cần tiếp tục thực hiện 2-3 lần sau đó để thấy hiệu quả.

    Rau ngò gai là gia vị rất phổ biến. Bạn có thể tìm thấy nó ở nhiều vùng miền trên đất nước ta. Dù sử dụng ngò gai trị sỏi thận hoặc tận dụng tác dụng của rau ngò gai trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe khác, bạn cũng cần “lắng nghe” cơ thể mình. Bất kỳ biểu hiện khác thường nào sau khi ăn hoặc uống nước từ lá ngò gai cũng được xem là hiện tượng kích ứng hoặc dị ứng. Bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 08/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo