backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phytoestrogen liệu có tốt cho sức khỏe hay không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    Phytoestrogen liệu có tốt cho sức khỏe hay không?

    Phytoestrogen là một nhóm các hợp chất tự nhiên tìm thấy trong nhiều loại thực vật và có tác dụng tương tự estrogen. Vì thế, phytoestrogen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại hợp chất này cũng có thể là mầm họa đối với nhiều người.

    Hiện nay, không ít các nghiên cứu đã cho thấy phytoestrogen rất có ích đối với sức khỏe, nhất là với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, những nguy cơ từ phytoestrogen không phải là không có. Vậy, liệu chúng ta có nên cung cấp phytoestrogen cho cơ thể hay không?

    Phytoestrogen là gì?

    Phytoestrogens là một nhóm các hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật, bao gồm đậu hũ, đậu nành và hạt lanh. Phytoestrogen có cấu trúc tương tự hormone estrogen (kích thích tố nữ), vì thế có thể tương tác với các thụ thể trong cơ thể.

    Tên của chất này bắt nguồn từ tiếng La-tinh với nghĩa là thực vật “phyto” đồng thời kết hợp thêm từ estrogen do nó có cùng chức năng với kích thích tố giới tính nữ (estrogen).

    Khi tuổi tác tăng, lượng estrogen mà cơ thể sản sinh ra càng ngày càng ít dẫn đến nhiều vấn đề như ngực chảy xệ, âm đạo giãn rộng, cơ thể trao đổi chất kém… Bạn vẫn có thể đập tan nỗi lo ấy bằng cách bổ sung phytoestrogen cho cơ thể. Một số phytoestrogen đặc biệt có tác dụng tốt đối với phụ nữ sau mãn kinh. Các tác dụng của phytoestrogen có thể kể đến như làm chậm quá trình lão hóa da, giúp xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim…

    Phytoestrogen có 4 họ chính

    Phytoestrogen có 4 họ chính bao gồm:

    • Isoflavone: là họ phytoestrogen được nghiên cứu nhiều nhất. Thực phẩm có chứa chất isoflavone bao gồm đậu nành và các cây họ đậu khác;
    • Lignan: Thực phẩm có chứa lignan bao gồm hạt lanh, lúa mì, rau, dâu tây và nam việt quất;
    • Coumestan: mặc dù có rất nhiều loại coumantan nhưng chỉ có một vài loại có tác dụng giống estrogen. Thực phẩm có chứa coumestan bao gồm củ cải đường và giá đỗ;
    • Stilbene: Thực phẩm có chứa resveratrol bao gồm các loại hạt và rượu vang đỏ.

    Ngoài ra, phytoestrogen còn thuộc một nhóm lớn các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol. Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

    Phytoestrogen có lợi ích gì đối với sức khỏe?

    Trong một phạm vi nhất định, phytoestrogen có thể được coi như một liệu pháp thay thế hormone tự nhiên. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp cần bổ sung phytoestrogen. Ngoài ra, phytoestrogen còn có nhiều tác dụng mà bạn không ngờ đến.

    Giảm nhẹ tình trạng nóng trong người

  • Phụ nữ trên 40 tuổi thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi đó, cơ thể sẽ ngừng sản xuất nhiều hormone nữ, trong đó có estrogen. Sau ít nhất 12 tháng, cơ thể mới chính thức bước qua giai đoạn mãn kinh.
  • Tiền mãn kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ chịu bao gồm nóng trong người, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn tình dục và có thể kéo dài tiếp tục sau khi mãn kinh.
  • Một nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có thể làm giảm đáng kể các cơn nóng trong người. Nhiều nghiên cứu khác đang tìm ra những tác động tích cực của nó đối với tình trạng nóng trong người và các triệu chứng tiền mãn kinh khác.
  • Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ

    • Các nghiên cứu khác cho thấy phytoestrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi.
    • Estrogen tự nhiên có thể giúp duy trì mật độ xương bình thường. Khi lớn tuổi, mức estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm khiến họ dễ bị loãng xương hơn. Vì phytoestrogen hoạt động giống như estrogen nên nó được dùng để phòng ngừa loãng xương ở nữ giới.
    • Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhiều hơn nữa về tác dụng này.

    Hạn chế tình trạng kinh nguyệt bất thường

    • Một số phụ nữ dùng phytoestrogen như một loại thuốc tự nhiên để kiểm soát các vấn đề về kinh nguyệt. Trong những khoảng thời gian nhất định của chu kỳ kinh nguyệt, mức estrogen trong cơ thể có thể giảm xuống và gây ra các triệu chứng khiến bạn không thoải mái như rong kinh hoặc kinh nguyệt ra quá ít…
    • Nếu dùng phytoestrogen để thay thế estrogen, những triệu chứng này có thể được giảm bớt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

    Điều trị mụn trứng cá

    • Điều trị mụn trứng cá với phytoestrogen không phải là điều không thể. Phytoestrogen có thể chống lại các tác nhân bên trong gây ra mụn trứng cá ở phụ nữ. Tuy nhiên, cũng giống như 3 tác dụng trên, lợi ích này của phytoestrogen vẫn cần được nghiên cứu thêm.

    Ngăn ngừa bệnh ung thư

    • Phytoestrogen là một chất chống oxy hóa rất mạnh giúp loại bỏ các độc tố và ngăn ngừa sự phát triển bất thường của tế bào. Nó cũng giúp cơ thể tiêu diệt nguyên nhân gây ra các khối u.

    Phytoestrogen có hại cho sức khỏe của bạn không?

    Phytoestrogen có thể cung cấp một số lợi ích tương tự như estrogen tự nhiên và tổng hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vẫn còn một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Trong những năm gần đây, estrogen tổng hợp đã nhận được nhiều phản hồi về những phản ứng phụ tiêu cực như tăng nguy cơ béo phì, ung thư, rối loạn sinh sản và dị tật bẩm sinh ở phụ nữ có thai.

    Chúng cũng có thể tạo ra những rủi ro tương tự, bao gồm:

    Tuy nhiên, một chế độ ăn uống giàu thực phẩm thực vật vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế, bạn có thể thoải mái áp dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật vào chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên tránh bổ sung phytoestrogen hàm lượng cao trong thời gian dài để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung phytoestrogen hoặc tăng liều dùng phytoestrogen.

    Chúng ta có thể bổ sung phytoestrogen từ các loại thực phẩm và thảo dược nào?

    Nhiều thực vật, thảo mộc và thức ăn chế biến từ thực vật chứa nhiều phytoestrogen rất có ích cho sức khỏe.

    Dưới đây là các nguồn thực phẩm phổ biến và cũng rất quen thuộc:

  • Bông cải xanh;
  • Cà rốt;
  • Quả mọng: việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, nho, sơ ri,…;
  • Cà phê;
  • Hoa anh thảo;
  • Đậu: đậu phộng, đậu xanh, đậu đen,…;
  • Rễ cây cam thảo;
  • Cam, quýt, bưởi;
  • Cỏ ba lá;
  • Đậu nành (đậu hũ, miso, sữa đậu nành);
  • Trà.
  • Hello Bacsi hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích để bạn có thể thêm nhiều loại thức ăn giàu phytoestrogen vào chế độ ăn uống hằng ngày.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo