backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Lợi ích của dầu dừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 24/08/2020

    Lợi ích của dầu dừa

    Hiện nay, hẳn không ít chị em phụ nữ dùng dầu dừa làm son dưỡng. Dầu dừa còn dùng để nấu ăn, xay sinh tố, dưỡng tóc hay dưỡng ẩm. Nhưng tất cả công dụng của dầu dừa không chỉ có như thế. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm  lợi ích của dầu dừa bạn nhé.

    Dầu dừa chứa nhiều lợi ích “thần kỳ” đối với trí não, thể chất và tinh thần. Điều này hoàn toàn không sai. Một nghiên cứu về phát triển cơ thể cho thấy việc bạn thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, dáng vóc và thậm chí là đời sống tình dục.

    Dinh dưỡng đột phá chứa trong dầu dừa

    Theo dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia USDA, một thìa súp dầu dừa chứa 117 calo, 13,6g chất béo (gồm 11,8g chất béo bão hòa, 0,8g chất béo bão hòa đơn và 0,2g chất béo không bão hòa đa thể) và không chứa protein, không chứa cacbon hydrat (chứa 0g chất xơ cũng như 0g đường). Dầu dừa cũng không chứa vitamin và chất khoáng mà chứa 100% chất béo. Tuy nhiên, cấu trúc chất béo trong dầu dừa khác hẳn cấu trúc các chất béo bão hòa thường thấy trong mỡ động vật (chủ yếu bao gồm axit béo chuỗi dài).

    Dầu dừa chứa lượng lớn axit béo chuỗi trung bình hay còn gọi là triglycerides (MCFAs hay MCTs) – loại chất béo khó chuyển hóa mỡ dự trữ và dễ dàng đốt cháy hơn axit béo chuỗi dài (LCFAs hay LCTs).

    Một chuyên gia về khoa học dinh dưỡng ở Cornell University’s College of Human Ecology nói rằng tất cả các loại dầu dừa đều không giống nhau. Dầu dừa không hydro hóa hoàn toàn thì chỉ chứa chất béo chuyển hóa và không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể nguy hại đến thể chúng ta. Loại thứ hai là dầu dừa tinh chế – được chiết xuất từ thịt dừa đã được tẩy trắng và khử mùi hóa học. Dầu dừa nguyên chất, được chiết xuất từ những trái dừa tươi chín mà không hề sử dụng nhiệt độ cao hoặc các chất hóa học, là loại dầu nguyên chất không qua tinh chế và mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích sức khỏe.

    Theo như tờ Academy of Nutrition and Dietetics, dầu dừa nguyên chất chứa thành phần  vì có lượng chất dinh dưỡng chứa trong nó được gọi là hợp chất phenol.

    Những lợi ích của dầu dừa

    1. Dầu dừa giúp giảm cân khi sử dụng lâu dài

    Từ lâu, khoa học đã chứng minh dầu dừa có khả năng đốt cháy mỡ thừa. Một nghiên cứu đăng trên báo Journal of Toxicology and Environmental Health năm 1985 đã thử nghiệm trên cơ thể chuột để chứng minh rằng việc tiêm một mũi axit capric – axit béo chứa trong dầu dừa ban đầu giúp giảm nhanh chóng lượng thức ăn cơ thể tiêu thụ và sau đó quá trình ấy diễn ra chậm lại và giảm dần, đồng thời cân nặng cũng giảm tương đối ở cơ thể chuột đực. Nhiều thí nghiệm khác cho thấy axit capri và các axit béo chuỗi trung bình (MCT) trong dầu dừa có thể tăng khoảng 5% lượng năng lượng tiêu thụ của con người trong một ngày. Tuy việc đốt cháy thêm 100−120 calo mỗi ngày nghe có vẻ không nhiều nhưng điều này có nghĩa mỗi năm bạn sẽ có thể đốt cháy đến 36.000 calo. Một con số thật tuyệt vời phải không nào!

    2. Giúp diệt khuẩn

    Khoảng một nửa số lượng axit béo chứa trong dầu dừa là axit lauric, có công dụng diệt vi khuẩn, diệt virus, khuẩn nấm nên có thể giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Ngoài ra, khi cơ thể bạn hấp thụ dầu dừa, nó sẽ phản ứng với các enzyme tạo thành chất monoglyceride hay còn gọi là monolaurin. Monolaurin là một thành phần tuyệt vời giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh độc hại. Ngoài việc khiến các vi khuẩn tránh xa, axit lauric và monolaurin còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cực kỳ nguy hiểm như khuẩn tụ cầu vàng và nấm Candida – một loại tác nhân gây nhiễm nấm rất phổ biến.

    3. Trợ thủ trong chuyện “ân ái”

    Dầu dừa có nhiều công dụng – không chỉ nâng cao sức khỏe và vóc dáng, dầu dừa còn có một công dụng thú vị − đó chính là trợ thủ trong chuyện “ân ái”. Người ta thường sử dụng dầu dừa để nấu ăn hoặc làm đẹp vì dầu dừa có mùi thơm, ngon, hoàn toàn thiên nhiên và có thể giúp bôi trơn. Đó cũng là lý do người ta chọn dùng dầu dừa trong “chuyện ấy”. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, bôi trơn, đồng thời có hiệu quả diệt khuẩn và nấm – một công dụng tuyệt vời giúp ngăn ngừa nấm men âm đạo. Nhưng cũng như các loại dầu khác, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên dùng dầu dừa cùng với bao cao su siêu mỏng bởi vì nó sẽ làm keo nhựa mất tác dụng dẫn đến rách bao và khả năng thụ thai.

    4. Giúp phát triển cơ bắp và giữ gìn vóc dáng

    Như đã đề cập ở trên, các axit MCT có trong dầu dừa đóng vai trò hiệu quả trong việc thúc đẩy lượng năng lượng tiêu thụ và đốt cháy calo. Tuy nhiên, bạn có biết rằng công dụng của axit béo không chỉ có thế? MCTs là một loại axit béo “thần kỳ” giúp phát triển cơ bắp. MCTs chứa trong dầu dừa cũng là thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm phát triển cơ bắp như Muscle Milk (sữa tăng cơ). Nhưng hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chứa dạng MCTs đã qua tinh chế. Bằng cách ăn dầu dừa, cơ thể bạn sẽ hấp thụ được MCTs thiên nhiên ở dạng tốt nhất cho sức khỏe. Bạn nên thêm 3 thìa súp dầu dừa vào chế độ ăn uống mỗi ngày để xây dựng cơ bắp.

    5. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên ở hơn 40 người, mỗi người được cung cấp 2 thìa súp dầu dừa hoặc 2 thìa súp dầu đậu nành mỗi ngày trong liên tục 12 tuần. Nhóm người dùng dầu đậu nành cho thấy lượng HDL cholesterol – cholesterol tốt giảm xuống và lượng LDL cholesterol – cholesterol xấu tăng lên. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch tăng lên. Ngược lại, nhóm dùng dầu dừa thì không xảy ra tình trạng này và có lượng HDL cholesterol tốt tăng cao hơn.

    6. Hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường

    Khoa học đã chứng minh chế độ ăn uống có nhiều MCTs (65% dầu dừa chứa MCTs) giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể nhiều hơn khi so với chế độ ăn uống chứa nhiều LCTs. Trong một nghiên cứu thí nghiệm trên cơ thể chuột cho thấy MCFAs cũng có công dụng bảo trì lượng insulin trong cơ thể đồng thời kháng insulin. Dầu dừa cũng có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin của bệnh đái tháo đường tuýp 2.

    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát những người có chế độ ăn uống chứa 40% calo trong chất béo bao gồm cả axit MCTs và LCTs. Kết quả cho thấy những người có chế độ ăn uống giàu MCTs sẽ cải thiện khoảng 30% quá trình chuyển hóa lượng glucozo gián tiếp thành insulin khi so sánh với những người áp dụng chế độ ăn uống LCTs.

    Bạn còn chần chừ gì mà không thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống hằng ngày để có một sức khỏe khỏe mạnh nào. Vẫn chưa dừng lại ở đây, hãy đón đọc phần 3 để xem dầu dừa có tác dụng như thế nào đến hệ tiêu hóa, làn da, mái tóc và các bệnh thường gặp bạn nhé.

    7. Giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer’s

    Khi gan tiêu hóa MCTs sẽ tạo ra các ketone – nguồn năng lượng mà não có thể sử dụng được ngay. Nghiên cứu mới đây đã cho thấy thực tế, não tự sản sinh ra insulin để tiêu thụ glucozo và cung cấp năng lượng cho các tế bào não. Não bộ của những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s đã mất khả năng tự tạo ra insulin nên các ketone của dầu dừa có thể giúp tái tạo nguồn năng lượng thay thế, giúp duy trì chức năng của trí não. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy cơ thể hấp thụ nhiều axit béo chuỗi trung bình sẽ giúp cải thiện trực tiếp các chức năng trí não ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s nhẹ.

    8. Tốt cho làn da và mái tóc

    Các nghiên cứu thử nghiệm với những người có làn da khô ráp cho thấy dầu dừa có tác dụng giúp dưỡng ẩm và cung cấp lipit cho da, giúp bảo vệ mái tóc, tránh hư tổn đồng thời phục hồi mái tóc. Nếu tóc bạn thường có gàu và khô xơ thì dầu dừa chính là một lựa chọn lý tưởng giúp cải thiện tình trạng này vì dầu dừa giàu các axit béo. Một nghiên cứu khác cho thấy dầu dừa còn có công dụng chống nắng và giúp ngăn chặn 20% các tia cực tím (tia UV).

    9. Cải thiện hệ tiêu hóa

    Dầu dừa giúp cơ thể hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo, canxi và magiê, do đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nếu bạn dùng dầu dừa chung với axit béo omega-3 thì hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Dầu dừa cũng giúp diệt khuẩn và cải thiện tình trạng bệnh gút bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại và nấm men. Đặc biệt, sự mất cân bằng candida giúp làm giảm axit trong dạ dày – nguyên nhân gây ra chứng viêm dạ dày hay tiêu hóa kém.

    10. Ngừa và trị ung thư

    Dầu dừa rất tốt đối với người mắc bệnh ung thư. Thứ nhất, khi cơ thể hấp thụ dầu dừa sẽ tạo ra ketone. Ketone chứa năng lượng giúp cơ thể hoạt động – điều mà tế bào ung thư không thể. Tế bào ung thư phụ thuộc vào glucozo để có năng lượng, đó chính là lý do tại sao bác sĩ tin rằng một chế độ ăn uống giàu ketone có thể là một thành tố quan trọng giúp bệnh nhân ung thư hồi phục. Ngoài ra, khi axit béo chuỗi trung bình giúp tiêu hóa tường lipit vi khuẩn, nó cũng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn đặc thù – nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng cao (do tăng helicobacter pylori). Thậm chí trong các nghiên cứu ung thư hóa trị, dầu dừa được bác sĩ khuyên dùng giúp chống và ngừa bệnh ung thư phát triển.

    Làm thế nào để thêm dầu dừa vào bữa ăn hàng ngày?

    Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn đóng hộp – loại thức ăn chứa dầu dừa hydro hóa không hoàn toàn. Khi nấu ăn, bạn nên chọn dùng loại dầu dừa nguyên chất và sử dụng ở lượng vừa phải, ví dụ như dùng thay cho dầu ăn.

    Dầu dừa là thành phần tốt nhất để làm bánh vì có vị ngọt dịu nhẹ và dĩ nhiên còn có hương dừa thơm lừng. Bạn có thể dùng dầu dừa thay cho bơ và giúp công đoạn nấu nướng trở nên tiện lợi cũng như thực phẩm lý tưởng cho các công thức nấu đồ ăn chay.

    Hãy để dầu dừa ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cũng như các loại chất béo bão hòa khác, dầu dừa sẽ đông lại khi ở nhiệt độ phòng mát lạnh và hóa lỏng khi ở nhiệt độ cao.

    Qua bài viết, bạn đã biết thêm về dầu dừa cũng như lợi ích của loại dầu thần kỳ này chưa? Bạn còn chần chừ gì mà không thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống hằng ngày để có một sức khỏe khỏe mạnh nào!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 24/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo