backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Để tuổi teen tránh xa thuốc lá

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

    Để tuổi teen tránh xa thuốc lá

    Mặc dù, mọi người đều biết về những tác hại do thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp các thanh thiếu niên tập tành hút thuốc và nghiện hút sau đó. Vì vậy, cho người trẻ hiểu được sự nguy hiểm của việc sử dụng thuốc lá là vô cùng cần thiết.

    Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của những ca tử vong do ung thư, bệnh tim và bệnh phổi. Không chỉ thuốc lá dạng hút, thuốc lá nhai (thuốc lá không khói) vẫn gây nghiện nicotine. Ngoài ra, thuốc lá nhai còn gây ung thư miệng, bệnh nướu răng và tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ.

    Vì sao trẻ hút thuốc lá?

    Trẻ em có thể bị cám dỗ, muốn thử hút và nhai thuốc lá với bất kỳ lí do nào như để trông sành điệu, giống người lớn hơn, để giảm cân, để có vẻ cứng cáp hoặc cảm giác tự do.

    Nhưng cha mẹ có thể đấu tranh với những sự lôi kéo này và giữ trẻ thoát khỏi việc thử và nghiện thuốc lá. Hãy thiết lập một nền tảng tốt để dễ dàng giao tiếp với trẻ về các vấn đề nguy hại của việc sử dụng thuốc lá.

    Phát hiện trẻ hút thuốc lá như thế nào?

    Nếu bạn ngửi thấy mùi khói thuốc trên quần áo của con, cố gắng không phản ứng thái quá. Đầu tiên hãy hỏi về điều đó, có thể đó là mùi thuốc lá từ người khác hoặc trẻ chỉ thử hút một điếu. Nhiều trẻ em chỉ thử một điếu thuốc lá vì tò mò chứ không có ý định tiếp tục hút thường xuyên.

    Các dấu hiệu bổ sung thêm của việc sử dụng thuốc lá bao gồm:

    • Ho;
    • Rát cổ họng;
    • Khàn tiếng;
    • Hôi miệng;
    • Nhạy cảm hơn khi lạnh;
    • Vàng răng;
    • Khó thở.

    Làm thế nào để ngăn trẻ muốn thử hút thuốc lá?

    Để giúp ngăn ngừa trẻ con sử dụng thuốc lá, hãy nhớ rõ các nguyên tắc sau đây:

    • Thảo luận về việc hút thuốc theo cách khiến trẻ không có cảm giác bị trừng phạt hay phán xét;
    • Điều quan trọng là phải tiếp tục nói chuyện với trẻ về những nguy hiểm của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe;
    • Hãy hỏi những gì trẻ thấy hấp dẫn hoặc không hấp dẫn về việc hút thuốc. Hãy là một người lắng nghe kiên nhẫn;
    • Đọc, xem ti vi và đi xem phim với trẻ. Để giúp trẻ tránh xa việc tiếp xúc với những hình ảnh liên quan đến thuốc lá. So sánh những hình ảnh truyền thông với những gì xảy ra trong thực tế;
    • Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động thể chất để bé không cảm thấy chán nản dẫn đến việc tìm đến các thói xấu như hút thuốc;
    • Thể hiện rằng bạn coi trọng các ý kiến và ý tưởng của trẻ để trẻ cảm thấy được tự do;
    • Thảo luận các cách để đối phó với việc nghiện thuốc. Nhưng cũng cung cấp những thông tin giúp bé có cái nhìn khác về thuốc lá như “Nó sẽ làm cho quần áo và hơi thở của con có mùi hôi’ hoặc “Mọi người sẽ không đến gần nếu biết con hút thuốc đấy!’;
    • Nhấn mạnh những gì trẻ làm đúng hơn là sai. Lòng tự tin là sự bảo vệ tốt nhất giúp trẻ chống lại những cám dỗ từ môi trường xung quanh;
    • Giải thích rằng việc hút thuốc chi phối nhiều như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của những trẻ như việc thuốc lá tốn kém như thế nào? Hay hút thuốc ảnh hưởng đến tình bạn ra sao?;
    • Thiết lập các nội quy cứng rắn như loại trừ hút thuốc và nhai thuốc lá từ nhà của bạn và giải thích lý do với trẻ.

    Bố mẹ nên làm gì khi phát hiện con hút thuốc lá

    Mặc dù biết được tác hại của thuốc lá, nhưng nhiều trẻ vẫn tò mò muốn thử hút thuốc. Khi phát hiện trẻ hút thuốc, đừng nên quá tức giận mà hãy nhẹ nhàng tâm sự với con. Dưới đây là một số mẹo:

    • Không nên biến lời khuyên của bạn thành một bài diễn thuyết;
    • Tâm sự về những điều hấp dẫn với trẻ về thuốc lá và cùng trẻ vượt qua nó;
    • Nhiều trẻ em không có khả năng đánh giá các hành vi hiện tại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai của chúng như thế nào. Vì vậy, nói về những mặt trái trước mắt của hút thuốc như: tốn kém, khó thở, hôi miệng, vàng răng và quần áo có mùi;
    • Dán các quy tắc về việc hút thuốc mà bạn đã thiết lập và không để trẻ hút thuốc trong nhà;
    • Đừng để trẻ hứa lèo. Nếu trẻ cam đoan “Con có thể bỏ bất cứ lúc nào con muốn’ thì hãy yêu cầu trẻ cho bạn thấy điều đó bằng cách từ bỏ nghiện thuốc trong 1 tuần;
    • Giúp con lập một kế hoạch bỏ thuốc, tạo động lực và khuyến khích con bỏ thuốc lá;
    • Khuyến khích con đi gặp bác sĩ. Họ là người có thể hỗ trợ và lên kế hoạch điều trị cho con bạn.

    Bố mẹ phải làm gương trong việc nói không với thuốc lá

    Trẻ em nhanh chóng phát hiện bất kỳ mâu thuẫn nào giữa những gì cha mẹ nói và làm. Mặc cho bạn suy nghĩ gì, hầu hết trẻ em đều nói rằng người lớn mà trẻ muốn được giống nhất khi chúng lớn lên là ba mẹ. Do đó, nếu bạn hút thuốc, bạn có thể tạo tấm gương xấu cho con bạn. Vậy để đối phó vấn đề này, tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá. Chuyện đó không hề đơn giản, bạn có thể cần một vài nỗ lực và hỗ trợ từ người khác. Nhưng trẻ sẽ được khuyến khích khi thấy bạn vượt qua được cơn nghiện thuốc lá.

    Bạn nên dạy cho trẻ em thông tin về tác hại của việc hút và nhai thuốc lá, thiết lập các quy tắc rõ ràng và lý do bạn cấm thuốc lá. Những biện pháp này dù cứng rắn nhưng có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi những thói quen không lành mạnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo