backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao báo hiệu điều gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn · Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/09/2023

    Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao báo hiệu điều gì?

    Khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao, nhiều người băn khoăn rằng đây có phải là báo hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến nhiễm trùng? Hay có vấn đề nào khác khiến bạch xuất hiện ở trong nước tiểu? 

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao qua các thông tin dưới đây nhé!

    Bạch cầu niệu là gì?

    Bạch cầu hay còn gọi là các tế bào máu trắng là một phần trong hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và các căn bệnh truyền nhiễm. Những tế bào này được sản xuất và dự trữ ở rất nhiều nơi trong cơ thể bao gồm các tuyến ức, lá lách và tủy xương.

    Vậy bạch cầu niệu là gì? Bạch cầu được vận chuyển khắp cơ thể giữa các cơ quan và các hạch. Chúng có chức năng ngăn ngừa các loại vi trùng hoặc nhiễm trùng. Bình thường, trong nước tiểu chứa rất ít hoặc không có bạch cầu. Nếu nước tiểu của bạn chứa một lượng lớn các bạch cầu thì bạn có thể đang gặp phải nhiễm trùng hay vấn đề sức khỏe khác.

    Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng bạch cầu trong nước tiểu

    Nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng

    nhiễm trùng tiểu làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu

    Nhiễm trùng tiểu (UTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Hệ thống này bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết nhiễm trùng tiểu là nhiễm trùng tiểu dưới, thường gặp ở bàng quang và niệu đạo.

    Nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang. Phụ nữ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn. UTI có thể lan sang thận nếu không được điều trị đúng cách.

    Sỏi thận

    Nước tiểu của bạn có lẫn nhiều bạch cầu hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.

    Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối. Người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

    Tắc nghẽn đường tiết niệu

    Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây tiểu máu, nghĩa là nước tiểu có lẫn máu. Tình trạng tắc nghẽn có thể gây ra do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác. Ngoài biểu hiện nước tiểu lẫn máu, tắc nghẽn đường tiểu còn có thể làm thận ứ nước và một số biến chứng khác khi không được can thiệp kịp thời.

    bạch cầu trong nước tiểu do tắc nghẽn

    Mang thai cũng có thể cho thấy bạch cầu trong nước tiểu

    Phụ nữ mang thai thường có một mức độ bạch cầu trong máu cao hơn so với bình thường. Thai phụ thường gặp phải tình trạng này và điều này hoàn toàn không nguy hiểm trừ khi xuất hiện kèm những triệu chứng bất thường khác. Ngoài ra, nếu bạn mang thai và bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn nên khám bác sĩ để điều trị sớm vì vấn đề này sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai của bạn.

    Nhịn tiểu

    Một lý do điển hình cho thấy bạn tuyệt đối không nên nhịn tiểu là nhịn tiểu trong thời gian dài và thường xuyên sẽ làm suy yếu bàng quang, gây tiểu khó về sau.

    Nếu bàng quang chứa nước tiểu quá lâu, khả năng sẽ gây ra nhiễm trùng. Điều này sẽ làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu.

    Những nguyên nhân khác làm chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao

    Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên, còn có một số những nguyên nhân khác gây ra nước tiểu có lẫn bạch cầu:

    • Một số bệnh ung thư như tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ung thư thận;
    • Bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm;
    • Do ảnh hưởng của một số thuốc giảm đau và chống đông máu;
    • Làm việc hoặc tập thể dục quá sức.

    Bạch cầu trong nước tiểu cao có nguy hiểm không?

    Bệnh bạch cầu niệu do nhiều bệnh lý và tinh trạng sức khỏe gây ra, trong đó nhiều tình trạng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường với nước tiểu của mình chẳng hạn như màu sắc, mùi hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu. Bạn không nên chần chừ vì vi khuẩn có thể bắt đầu nhân lên ở niệu đạo, lan đến bàng quang, thận và có thể dẫn đến biến chứng khác nguy hiểm hơn. Để phòng ngừa nhiễm trùng tiểu – nguyên nhân chính làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu, bác sĩ luôn khuyên bạn nên uống nhiều nước, giữ vệ sinh vùng kín và tập thể dục thường xuyên.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

    Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo