backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tổng quát về phương pháp rút tủy răng

Tác giả: Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thị Phòng · Nha khoa · Nha khoa DR.BEAM


Ngày cập nhật: 15/07/2020

    Tổng quát về phương pháp rút tủy răng

    Liệu pháp rút tủy răng là một phương pháp được sử dụng để giúp điều trị và bảo vệ răng sâu hoặc nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị rút tủy răng, tủy răng sẽ được loại bỏ, giúp bên trong răng được làm sạch và bít lại.

    Mọi người thường sợ phương pháp rút tủy răng vì họ cho rằng quá trình thực hiện này gây nhiều đau đớn. Trên thực tế, hầu hết những người đã từng trải qua phương pháp rút tủy răng cho biết nó không đau đớn như mọi người vẫn nghĩ. Những trải nghiệm khó chịu trong toàn bộ giai đoạn đau nhức răng dẫn đến việc tìm kiếm chữa trị nha khoa chính là nguyên nhân gây ra sự đau đớn thực sự chứ không riêng gì phương pháp rút tủy răng.

    Tủy răng nha khoa là gì?

    Buồng tủy răng hoặc tủy răng là từ chỉ vùng mềm nằm trong trung tâm của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu cùng các mô liên kết. Các dây thần kinh của răng nằm ở “gốc’ hoặc “chân’ răng. Rút tủy răng là phương pháp được thực hiện để rút phần tủy từ chân răng đến buồng tủy răng.

    Dây thần kinh của răng không quá quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của răng sau khi nứu răng đã sưng lên. Chức năng duy nhất của nó chính là xúc giác – giúp răng có thể nhận biết cảm giác nóng – lạnh. Dù cho dây thần kinh có hoặc không có trong răng cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến các chức năng hàng ngày của răng.

    Tại sao cần phải loại bỏ tủy răng?

    Khi tủy răng bị tổn thương, nó sẽ bắt đầu phân hủy, nghĩa là vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi trong buồng tủy. Vi khuẩn và các phần còn lại của tủy răng có thể gây nhiễm trùng hoặc khiến răng bị áp xe. Áp xe răng là tình trạng một túi chứa đầy mủ hình thành ở phần cuối của chân răng. Ngoài gây ra chứng áp xe, sự nhiễm trùng ở tủy răng có thể gây ra các tình trạng:

    • Sưng, lan ra các vùng khác như sưng trên mặt, cổ hoặc đầu
    • Mất xương xung quanh phần đầu của tủy răng
    • Các vấn đề về sự giữ nước từ chân răng sẽ trở nên khó khăn. Một lỗ hổng răng có thể khiến cho nước chảy vào lợi hoặc chảy xuyên qua răng đến má vào da.

    Tác nhân nào gây tổn thương cho tủy răng?

    Tủy răng có thể bị kích ứng dẫn đến viêm và nhiễm trùng do bị sâu răng, các liệu pháp nha khoa thực hiện nhiều lần trên răng, trám răng mảng lớn, vết nứt ở trên răng hoặc trong răng hoặc chấn thương trên mặt.

    Khi nào bạn cần điều trị rút tủy răng?

    Những dấu hiệu bạn cần điều trị rút tủy răng, bao gồm:

    • Đau răng dữ dội khi nhai hoặc ấn nhẹ
    • Tình trạng cực kỳ nhạy cảm (đau) khi tiếp xúc nhiệt độ nóng hoặc lạnh trong thời gian dài (dù không còn tiếp xúc)
    • Răng đột ngột đổi màu (sẫm màu)
    • Sưng và dị ứng ở các nướu răng gần đó
    • Mụn nước dai dẳng hoặc thường tái phát trên nướu răng.

    Đôi khi, người bị sâu răng lại không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

    Quy trình rút tủy răng

    Liệu pháp rút tủy răng đòi hỏi cần phải có nhiều lần khám răng kỹ lưỡng tại phòng mạch và phải do nha sĩ thực hiện.

    Bước đầu tiên trong quy trình là chụp X-quang để xem xét về hình dạng vùng rút tủy răng và xác định xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng nào ở vùng xương xung quanh hay không. Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để gây tê vùng gần răng.

    Trên thực tế, việc gây tê có thể không cần thiết vì thường thì dây thần kinh vùng răng bị sâu đã chết. Tuy nhiên, hầu hết các nha sĩ vẫn thực hiện gây tê cục bộ nhằm mục đích khiến cho bệnh nhân cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

    Tiếp theo, để giữ cho vùng răng chuẩn bị rút tủy khô ráo và không dính nước bọt trong suốt quá trình điều trị, nha sĩ sẽ tiến hành đặt đê cao su (một miếng cao su) quanh chiếc răng đó. Sau đó, họ sẽ khoan một lỗ kết nối vào răng.

    Tủy răng cùng với vi khuẩn và các mảnh vụn liên quan sẽ được loại bỏ khỏi răng. Quá trình dọn dẹp sau đó sẽ được hoàn thiện bằng cách gọt giũa lại tủy răng.

    Một khi răng đã được làm sạch hoàn toàn, nha sĩ sẽ tiến hành trám hoặc bít lại lỗ hổng răng. Nha sĩ có thể yêu cầu bạn đợi một tuần trước khi tiến hành bít chân răng hoặc tiến hành ngay sau khi làm sạch răng. Nếu bạn phải đợi một tuần thì nha sĩ sẽ đặt một lỗ nhỏ tạm thời bít lên lỗ hổng bên ngoài của răng để bảo vệ khỏi các chất bẩn cho đến lần khám tiếp theo.

    Tại buổi hẹn tiếp theo, để tiến hành lấp đầy phần bên trong của răng, bác sĩ sẽ bôi một lớp keo dính và một hợp chất cao su được gọi là gutta-percha vào bên trong tủy răng. Sau đó, để lấp đầy lỗ kết nối với bên ngoài được khoan trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ trám lại phần lỗ hổng cùng với keo dính nha khoa.

    Bước cuối cùng có thể liên quan đến việc phục hồi răng. Bởi vì chiếc răng cần được điều trị rút tủy răng thường là một trong những răng bị sâu nặng hoặc trám quá nhiều nên cần các liệu pháp bảo vệ phục hồi khác. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể cần thêm các phương pháp điều trị hoặc không.

    Bạn nên làm gì sau khi điều trị rút tủy răng?

    Trong vài ngày đầu sau khi chấm dứt điều trị, răng có thể trở nên nhạy cảm hơn do chứng viêm mô tự nhiên, đặc biệt là nếu bạn từng bị đau hoặc nhiễm trùng trước khi thực hiện trị liệu. Sự nhạy cảm hoặc khó chịu này thường có thể được xoa dịu bằng các loại thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve). Hầu hết bệnh nhân có thể hoạt động như bình thường vào ngay ngày hôm sau.

    Để chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạn nên thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa, đồng thời tạo thói quen đến khám nha sĩ định kỳ 6 tháng. Bởi vì bước cuối cùng của liệu pháp rút tủy răng là điều trị phục hồi bằng cách trám hoặc bít lại lỗ sâu cho nên người bệnh sẽ không nhận thấy chỗ răng bị sâu có dấu vết từng bị rút tủy.

    Phương pháp điều trị tủy răng thường có tỷ lệ thành công rất cao (95%). Nhiều người giữ lại được răng thật nhờ điều trị cố định bằng liệu pháp rút tủy răng có thể kéo dài suốt đời.

    Hello Bacsi hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn về liệu pháp rút tủy răng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thị Phòng

    Nha khoa · Nha khoa DR.BEAM


    Ngày cập nhật: 15/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo