backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh về lưỡi: Cảnh báo 4 bệnh ở lưỡi thường gặp nhưng nguy hiểm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 26/12/2022

    Bệnh về lưỡi: Cảnh báo 4 bệnh ở lưỡi thường gặp nhưng nguy hiểm

    Mỗi khi đánh răng, bạn nên lưu ý vệ sinh lưỡi nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đồng thời phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh về lưỡi.

    Lưỡi được đánh giá là cơ bắp “chắc khỏe” nhất trên cơ thể, là cơ quan được cấu tạo từ các nhóm cơ chịu trách nhiệm giúp chúng ta nhận biết mùi vị thức ăn, nhai nuốt và trò chuyện. Lưỡi bình thường trông như thế nào? Câu trả  lời là nếu lưỡi có màu hồng và có nhiều nhú xung quanh, được phủ 1 lớp trắng mỏng là biểu hiện của lưỡi khỏe mạnh và không bị bệnh về lưỡi.

    Tuy nhiên, nếu lưỡi bị đổi màu hoặc đau nhói, sưng tấy thì có thể là dấu hiệu của các bệnh về lưỡi. Sau đây Hello Bacsi xin giới thiệu 4 biểu hiện trên lưỡi cho thấy bạn đang bị bệnh ở lưỡi: lưỡi có màu trắng, lưỡi có màu đỏ, lưỡi có lông và viêm loét lưỡi. Đây là những bệnh ở lưỡi mà các bạn cần quan tâm.

    Lưỡi có màu trắng

    các bệnh về lưỡi

    Nếu phát hiện lưỡi có màu trắng bất thường, nguyên nhân có thể là do 2 loại bệnh về lưỡi sau gây ra:

    1. Các bệnh ở lưỡi: Bạch sản

    Các bệnh ở lưỡi của người lớn là gì? Bạch sản niêm là 1 tổn thương trắng ở miệng, tổn thương trắng này không cạo tróc, thường gặp ở nhiều nơi trong miệng ngoài lưỡi, có thể gây khó chịu hoặc không hề có triệu chứng. Có nhiều biểu hiện của bạch sản như bạch sản đồng nhất, bạch sản lấm tấm không đồng nhất hoặc bạch sản dạng chồi sùi. Tuy không gây khó chịu nhưng bắt buộc phải làm sinh thiết để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

    Bởi dù bạch sản không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng bệnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của một dạng ung thư. Vì thế, để đảm bảo rằng bạn vẫn đang khỏe mạnh, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân. Dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi ở lưỡi người bình thường khi bộ phận này bị kích ứng. Ngoài ra, tổn thương có xu hướng phổ biến ở những người thường xuyên hút thuốc lá. Do đó, các bạn đừng chủ quan với tình trạng này nhé.

    2. Các bệnh thường gặp ở lưỡi: Bệnh nấm miệng

    Bệnh nấm miệng hay còn gọi bệnh nấm Candida là một trong các bệnh về lưỡi ở người lớn mà bạn có thể mắc phải. Đây là một dạng nhiễm trùng nấm men bên trong khoang miệng. Tình trạng này gây nên các bợn trắng đục như váng sữa trên bề mặt lưỡi và hai bên miệng.

    Là một trong những bệnh ở lưỡi, bệnh nấm miệng có xu hướng phổ biến ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, đặc biệt là những người mang răng giả hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Điều trị các bệnh mãn tính kéo dài với kháng sinh và kháng viêm steroid liều cao là yếu tố nguy cơ lớn gây ra nấm miệng dẫn đến các bệnh về lưỡi.

    Cách khắc phục bệnh ở lưỡi do nấm miệng là gì? Ăn sữa chua trắng và cung cấp probiotics dạng uống cùng lối sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng và giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể giúp hồi phục lại hệ vi sinh khỏe mạnh trong khoang miệng, giúp đẩy lùi và ngăn ngừa nấm tái phát. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc cũng có thể giúp chống lại bệnh về lưỡi này.

    Các bệnh về lưỡi: Lưỡi có màu đỏ hoặc sưng tấy

    Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho lưỡi bỗng dưng ngả màu đỏ sẫm – một căn bệnh về lưỡi. Trong một số trường hợp, thậm chí lưỡi của người bệnh trông như bề mặt của quả dâu – với màu đỏ sẫm và các nhú lưỡi sưng tấy bất thường. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

    1. Thiếu dinh dưỡng

    Lưỡi bình thường và lưỡi bị bệnh khác nhau thế nào? Tình trạng thiếu hụt axit folic cùng vitamin B12 có thể khiến cho lưỡi chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ sẫm và gây ra bệnh về lưỡi.

    2. Sốt Scarlet

    Đây là một trong những bệnh về lưỡi. Sốt Scarlet hay còn gọi là bệnh tinh hồng nhiệt, ban đỏ ở trẻ em, là 1 bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Những người mắc bệnh sốt Scarlet hay còn gọi là bệnh ban đỏ có thể gặp phải tình trạng lưỡi đỏ nổi gai (lưỡi dâu tây) dẫn đến sự sưng tấy của các nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi.

    Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn có triệu chứng bệnh về lưỡi, như lưỡi chuyển sang màu đỏ, sưng tấy đi kèm với sốt cao. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị đúng loại vi khuẩn tránh các biến chứng nghiêm trọng như áp xe thành sau họng, nhiễm trùng tai, nặng hơn là viêm phổi hay viêm màng não.

    3. Một trong những bệnh về lưỡi: Bệnh Kawasaki khiến lưỡi có màu đỏ

    Lưỡi bị đỏ là do đâu? Câu trả lời là bệnh Kawasaki có thể là một thủ phạm gây ra một trong các bệnh về lưỡi. Căn bệnh gây ra triệu chứng ở lưỡi này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sẽ tác động đến các mạch máu trong cơ thể, kể cả mạch vành cấp máu cho cơ tim và có thể gây nên tình trạng “lưỡi dâu tây”.

    Khi bệnh trẻ sẽ sốt cao, kéo dài trên 5 ngày, phát ban toàn thân, đồng thời hai bàn tay và bàn chân bắt đầu bị sưng và đỏ tấy. Hậu quả tức thời của bệnh không nghiêm trọng, tuy nhiên cần được khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng trên tim mạch.

    Các bệnh về lưỡi thường gặp: Lưỡi mọc lông

    các bệnh về lưỡi

    Lưỡi người bình thường mọc long là do đâu, có nguy hiểm không? Câu trả lời là có thể bạn đang mắc một trong các bệnh về lưỡi thường gặp là lưỡi mọc lông.

    Mặc dù tình trạng lưỡi mọc lông khiến bạn e ngại về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên vấn đề thường không nghiêm trọng. Bạn sẽ nhận thấy các đốm nhỏ trên bề mặt lưỡi – hay còn gọi là nhú lưỡi – xuất hiện những mảng đen hay nâu dày trông giống như lưỡi mọc lông. Thực tế, lưỡi không hề mọc lông mà là do những nhú dạng chỉ của lưỡi mọc dài quá mức và có sắc đen bất thường.

    Đối với một số người, nhú dạng chỉ có thể phát triển dài quá mức và khó bị mài mòn do các hoạt động ăn uống, nhai nuốt hoặc trò chuyện hằng ngày. Và điều này cũng khiến cho lưỡi dễ dàng tích tụ vi khuẩn và keratin. Khi các vi khuẩn, keratin này tích tụ quá nhiều, chúng sẽ có màu đen hoặc sẫm, đồng thời sự phát triển quá mức của các nhú dạng chỉ trông giống như lưỡi đang mọc lông.

    Bệnh lưỡi mọc lông thường không phổ biến, tuy nhiên bệnh về lưỡi này thường xuất hiện ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, những người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc tiếp nhận hóa trị liệu, mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc bệnh lưỡi mọc lông.

    Viêm loét lưỡi

    Một trong các về lưỡi không thể không kể đến là bệnh viêm loét lưỡi. Đây cũng là một trong các bệnh về lưỡi ở người lớn và cả trẻ em. Một số tình trạng sức khỏe như viêm loét miệng hay đái tháo đường cùng các tác nhân như tổn thương lưỡi và hút thuốc lá đều có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét ở lưỡi.

  • Tổn thương: Việc vô ý cắn phải lưỡi hoặc bị bỏng do ăn đồ quá nóng có thể gây tình trạng loét lưỡi tạm thời, tuy nhiên, vết thương sẽ tự lành lại theo thời gian. Ngoài ra, thói quen nghiến răng cũng có thể gây kích ứng đến hai bên lưỡi và dẫn đến đau nhói.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá quá thường xuyên có thể gây kích ứng lưỡi và khiến lưỡi bị loét.
  • Viêm loét miệng: Rất nhiều người bị viêm loét miệng có thể biểu hiện triệu chứng loét cả trên bề mặt lưỡi. Nguyên nhân hiện vẫn chưa định xác định, tuy nhiên bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị quá căng thẳng. Yếu tố dinh dưỡng và tinh thần đều có ảnh hưởng đến việc tăng nặng tình trạng này.
  • Hội chứng miệng bỏng rát lưỡi: Một số phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có thể mắc phải hội chứng bỏng rát lưỡi – tình trạng khiến bạn cảm thấy lưỡi trở nên bỏng rát.
  • Một số tình trạng bệnh lý: Một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường và thiếu máu, có thể biểu hiện triệu chứng viêm loét ở lưỡi.
  • Ung thư miệng: Dù hầu hết các trường hợp viêm loét lưỡi thường không đáng lo ngại nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn bị nổi bướu hoặc xuất hiện vết loét ở lưỡi kéo dài hơn 1–2 tuần. Rất nhiều dạng bệnh ung thư miệng đều không gây đau đớn cho người bệnh ở giai đoạn đầu, vì thế bạn không nên nghĩ rằng nếu lưỡi không thấy đau thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng.
  • Như vậy bạn đã biết lưỡi bình thường và lưỡi bị bệnh khác nhau thế nào. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ mình đang mắc bất cứ bệnh về lưỡi nào, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám để được điều trị bệnh về lưỡi kịp thời nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

    Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 26/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo