backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Toner cho da mụn liệu có thật sự cần thiết?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    Toner cho da mụn liệu có thật sự cần thiết?

    Đối với các cô gái, trong mọi trường hợp, sử dụng toner là bước không thể thiếu của quá trình chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên, với những người da dầu, dễ bị mụn, liệu bạn có thật sự cần toner cho da mụn?

    Quá trình chăm sóc da mặt của bất kỳ cô gái nào cũng luôn có sự hiện diện của toner, còn gọi là nước hoa hồng. Đặc biệt, loại sản phẩm dưỡng da này còn là “người bạn tốt’ đối với những người có làn da dầu, nhờn hoặc dễ phát sinh mụn trứng cá. Tuy vậy, liệu toner cho da mụn có thật sự cần thiết?

    Toner là gì?

    Trước khi tìm hiểu sự cần thiết của toner cho da mụn, bạn cần biết toner là gì. Nước hoa hồng hay toner là một dung dịch có khả năng len lỏi vào mọi “ngóc ngách’ của các tế bào da, từ đó loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông như:

    • Bụi bẩn
    • Lớp trang điểm còn sót lại
    • Cặn sữa rửa mặt
    • Dầu thừa

    Khi sử dụng toner, bạn thấm dung dịch này vào miếng bông tiệt trùng, thường là bông tẩy trang, rồi nhẹ nhàng lau khắp mặt và vỗ nhẹ lên da. Toner thường được dùng ngay sau bước rửa mặt.

    Toner cho da mụn: thực hư ra sao?

    Với tính năng làm sạch sâu, toner có thể giúp bạn loại bỏ một ít mụn nhỏ cũng như các nhược điểm trên da do chúng để lại. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng hơn, ví dụ như mụn trứng cá dai dẳng, toner sẽ không giúp ích nhiều.

    Thực tế, chỉ một số toner chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide mới có khả năng hỗ trợ giải quyết một số nốt mụn phiền toái. Công dụng của các thành phần này là giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn đầu đen hoặc mụn cám.

    Đối với những trường hợp nổi mụn nặng, toner hoàn toàn không đủ khả năng “tẩy sạch’ làn da. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng kết hợp toner và kem dưỡng da chứa peroxit benzoyl, hoạt chất tốt cho việc trị mụn trứng cá dạng nhẹ. Tuy vậy, nếu tình trạng mụn trứng cá của bạn nghiêm trọng, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ da liễu để kiểm soát các nốt mụn này cũng như điều trị theo tiêu chuẩn y tế.

    Liệu toner có thể giải quyết sẹo và thâm mụn?

    Một số loại toner thực sự có tác dụng làm mờ những vết thâm do mụn để lại sau quá trình điều trị. Thông thường, các sản phẩm này đều chứa thành phần axit glycolic với khả năng làm phai dần các sắc tố sẫm màu của vết thâm.

    Da mụn

    Tuy nhiên, đối với sẹo mụn, toner hoàn toàn vô tác dụng. Sẹo lõm hay sẹo rỗ do mụn để lại không thể điều trị bằng toner hay bất cứ sản phẩm chăm sóc da không kê đơn nào khác. Đối với trường hợp này, bạn sẽ cần áp dụng một số biện pháp trị sẹo chuyên dụng. Hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ da liễu. Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin cũng như liệu trình phù hợp nhất.

    Bạn đã sử dụng đúng loại toner chưa?

    Tương tự nhiều loại sản phẩm khác, không có bất kỳ loại toner nào có thể đáp ứng được toàn bộ người tiêu dùng. Quyết định lựa chọn loại toner sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

    • Các sản phẩm cũng như thuốc bôi đặc trị cho da mặt bạn đang dùng
    • Mục đích cá nhân

    Phần lớn mọi người đều cho rằng toner có tác dụng se khít lỗ chân lông. Thực tế, quan niệm này không chính xác. Kích cỡ của lỗ chân lông không thể thu nhỏ. Bạn chỉ có thể “thu nhỏ’ lỗ chân lông bằng cách làm mờ chúng trong mắt người đối diện.

    Đối với các loại da dầu, nhờn hoặc mụn, một dòng toner chuyên dụng là astringent có thể hữu ích. Cơ chế hoạt động của loại toner cho da mụn này là giảm độ bóng nhờn bằng cách loại bỏ dầu thừa trên mặt, từ đó duy trì độ bám của lớp trang điểm. Tuy nhiên sản phẩm này không hiệu nghiệm đối với những loại da khô hoặc nhạy cảm.

    Mặt khác, một số sản phẩm nước hoa hồng có khả năng khiến tình trạng khô da trở nên tệ hơn, đặc biệt nếu bạn đang áp dụng những biện pháp điều trị mụn trứng cá như:

    • Retin-A
    • BenzaClin
    • Kháng sinh

    Ngoài ra, đôi khi những thành phần trong các sản phẩm toner này khiến tình trạng mụn xấu đi. Thêm vào đó, đối với tình trạng nổi mụn nặng, chúng còn có thể gây kích ứng da ngay khi bạn thoa lên mặt.

    Toner có thể làm sạch sâu ở da, đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng loại toner phù hợp.

    Làm thế nào để lựa chọn toner cho da mụn?

    Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế có rất nhiều sản phẩm toner. Bên cạnh tác dụng chính làm sạch sâu tế bào da, công dụng của những sản phẩm này cũng rất đa dạng. Do đó, để lựa chọn toner cho da mụn phù hợp với mình, bạn nên thu hẹp phạm vi lựa chọn bằng cách xác định bản thân đang cần gì ở nước hoa hồng.

    Nếu bạn đang tìm loại sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị mụn cũng như làm mờ vết thâm, hãy tìm những toner chứa các thành phần trị mụn trứng cá, ví dụ như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chúng chỉ hữu dụng đối với các trường hợp nhẹ.

    Toner cho da mụn

    Ngoài ra, nếu bạn đang theo liệu trình điều trị mụn y tế, hãy tránh sử dụng những loại toner trên. Áp dụng quá nhiều sản phẩm chứa axit có thể khiến da bạn trở nên khô và bong tróc, gây kích ứng. Thay vào đó, trong trường hợp này, bạn nên chọn những loại có thành phần làm dịu như nha đam hoặc glycerin.

    Bên cạnh đó, hãy chú ý đến phản ứng của da sau khi dùng toner. Nếu bạn cảm thấy ngứa rát hoặc châm chích, hãy ngưng sử dụng sản phẩm đó lại. Mục đích chính của toner vẫn là đem đến cảm giác tươi mát và sạch sẽ cho làn da.

    Kết luận

    Toner có thể không phải là yếu tố thiết yếu để cải thiện cũng như duy trì làn da khỏe mạnh cho bạn. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể đem lại sự tươi mát và sạch sẽ cho da, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả của các bước chăm sóc da kế tiếp.

    Toner cho da mụn có thể loại bỏ tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và làm mềm da, từ đó giải quyết một số ít vấn đề liên quan đến mụn. Đối với trường hợp mụn nặng, nước hoa hồng không hữu dụng nhiều.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo