backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Dựa trên triệu chứng để phân biệt sởi và rubella

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 17/03/2020

    Dựa trên triệu chứng để phân biệt sởi và rubella

    Bệnh sởi và rubella có triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, vn có nhng đim khác nhau gia hai bnh giúp bn d dàng phân bit.

    Sơ lược về bệnh sởi và bệnh rubella

    Bệnh rubela (bệnh sởi Đức) là một bệnh nhiễm virus gây ra phát ban đỏ trên cơ thể. Virus gây bệnh là virus rubella. Bên cạnh phát ban, những người mắc bệnh rubella thường bị sốt và sưng hạch bạch huyết. Rubella lây từ người sang người. Virus gây bệnh thường lưu trú trong vùng mũi và cổ họng, khi người bệnh hắt hơi thì mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi. Việc chia sẻ đồ ăn thức uống với người bệnh cũng khiến mầm bệnh dễ lây lan.

    Sởi cũng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây, do virus rubeola gây ra. Nó khiến da bị phát ban toàn thân và gây cho người bệnh các triệu chứng giống cúm.

    Cả hai bệnh đều do virus gây ra, đều không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi trong phòng, hạn chế tiếp xúc với người khác, bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm vaccine. Trong thực tế, người ta thường dùng vaccine MMR (vaccine 3 trong 1) tích hợp phòng ngừa một lúc 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella.

    Phân biệt các triệu chứng tương tự nhau của sởi và rubella

    Triệu chứng của rubella (bệnh sởi Đức)

    sởi và rubella 2

    Triệu chứng của rubella thường nhẹ, đôi khi khó nhận thấy. Một vài triệu chứng hay gặp bao gồm:

    • Phát ban màu hồng hoặc đỏ từ trên mặt và lan xuống phần còn lại của cơ thể
    • Sốt nhẹ, thường dưới 38,3 độ C
    • Sưng và đau hạch bạch huyết
    • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
    • Đau đầu
    • Đau cơ
    • Mắt bị viêm hoặc đỏ

    Trong một số trường hợp, rubella có khả năng dẫn đến viêm tai và viêm não. Người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu sau nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt:

    • Đau đầu kéo dài
    • Đau tai
    • Cổ cứng đờ

    Triệu chứng của bệnh sởi

    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường là:

    • Sốt
    • Ho khan
    • Sổ mũi
    • Viêm họng
    • Mắt bị viêm (viêm kết mạc)
    • Có đốm Koplik ở mặt trong của má: Các đốm trắng nhỏ màu đỏ, ở trung tâm màu trắng hơi xanh
    • Phát ban da: Các đốm sn chạm vào cảm thấy được, có khi nhiều nốt sn tập trung lại thành vết thâm đen đặc trưng.

    Bng so sánh si và rubella:

    Sởi

    Rubella

    Rất dễ lây lan Không lây lan dễ như bệnh sởi
    Triệu chứng có khả năng kéo dài tới 10 ngày Triệu chứng có khả năng kéo dài đến 5 ngày
    Có giai đoạn tiền triệu chứng Không có giai đoạn tiền triệu chứng
    Thời gian ủ bệnh là 1-2 tuần Thời gian ủ bệnh là 2-3 tuần
    Không phải lúc nào người bệnh cũng bị sưng hạch bạch huyết Người bệnh luôn bị sưng hạch bạch huyết
    Sốt cao, khoảng gần 40 độ C trở lên Sốt nhẹ dưới 38,3 độ C
    Phát ban nổi rõ thành từng đốm, khi lành vẫn còn dấu vết của đốm thâm Phát ban là các đốm mọc rải rác, khi lặn sẽ mờ nhanh

    Điều trị và phòng ngừa

    Điều trị sởi và rubella

    Cả hai bệnh sởi và rubella đều chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc chăm sóc người bệnh chủ yếu xoay quanh:

    • Cho người bệnh nghỉ ngơi ở không gian riêng, hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là thai phụ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh không được đến những nơi đông đúc như trường học, công sở để tránh lây lan cho người khác
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nước để tăng sức đề kháng, mau lành bệnh

    Phòng ngừa sởi và rubella

    sởi và rubella 3

    Cách tốt nhất để không bị mắc sởi và rubella là tiêm phòng. Loại vaccine 3 trong 1 MMR có khả năng phòng ngừa một lúc cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Trẻ em cần tiêm 2 lần, lần 1 khi 12-15 tháng tuổi, lần hai khi trẻ được khoảng 4-6 tuổi. Người lớn sau khi tiêm mũi đầu tiên thường được khuyến nghị tiêm thêm mũi nhắc lại. Khoảng cách giữa hai mũi tối thiểu là 28 ngày.

    Lưu ý: Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản phải tiêm vaccine trước khi mang thai 1 tháng. Không tiêm vaccine khi đang trong thai kỳ để tránh những rủi ro không đáng có.

    Những người dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vaccine cũng thuộc đối tượng chống chỉ định.

    Bạn có thể tham khảo thêm: Phương pháp phòng ngừa bệnh rubella

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 17/03/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo