backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm sao để điều trị đau gan hiệu quả?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Làm sao để điều trị đau gan hiệu quả?

    Đau gan là tình trạng rất phổ biến, nhưng nhiều người thường bỏ qua mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

    Gan chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành các sản phẩm mà chúng ta cần cho cơ thể hoạt động bình thường. Gan cũng là một cơ quan giải độc. Khi bạn cảm thấy đau gan, đó là tín hiệu cho thấy gan bạn đang gặp vấn đề. Đau gan có thể có nhiều dạng. Hầu hết mọi người cảm thấy đau ngầm và nhói ở bụng trên bên phải. Đôi khi, cơn đau này đi kèm với sưng, và bạn cảm thấy đau ở lưng hoặc vai phải.

    Nguyên nhân gây đau gan

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm:

    • Uống quá nhiều rượu
    • Viêm gan
    • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
    • Xơ gan
    • Hội chứng Reye
    • Bệnh hemochromatosis
    • Ung thư gan

    Bệnh gan là một tình trạng phổ biến. Viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và uống quá nhiều rượu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về gan. Đau gan cũng có thể liên quan đến xơ gan, hội chứng Reye, ung thư gan và bệnh hemochromatosis.

    Đôi khi, cảm giác đau trong cùng một khu vực chung của gan có thể là do các vấn đề trong túi mật, tuyến tụy hoặc thận.

    Triệu chứng đau gan

    Khi gan đang có bất kỳ vấn đề nào, bạn sẽ có một số triệu chứng đi kèm với cơn đau:

    • Mệt mỏi
    • Vàng da/lòng trắng mắt
    • Nước tiểu màu nâu sậm
    • Sưng ở mắt cá chân hoặc chân
    • Da ngứa
    • Ăn mất ngon

    Các phương pháp điều trị đau gan

    Các biện pháp tại nhà khắc phục cơn đau

    Nếu bạn bị đau gan vào buổi sáng, sau bữa ăn hoặc uống rượu, hãy uống nhiều nước. Bạn cố gắng tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc gây nặng bụng trong vài ngày. Bạn cũng nên ngồi thẳng để giảm áp lực cho gan.

    Nếu cơn đau kéo dài hơn vài giờ, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu đang bị buồn nôn, chóng mặt hoặc ảo giác cùng với đau gan, bạn cần cấp cứu.

    Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

    Việc điều trị đau gan sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau gan. Điều trị bệnh gan của bạn có thể sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.

    Nghiên cứu trên gan chuột cho thấy chế độ ăn quá ít protein dẫn đến giảm đáng kể thể tích gan, nhưng sau khi bổ sung protein vào chế độ ăn, có thể làm giảm một số tổn thương gan.

    Những thay đổi lối sống khác, chẳng hạn như giảm cân và giảm cholesterol, là những biện pháp khác giúp điều trị nguyên nhân gây đau gan.

    Thuốc

    Nếu bị đau gan, bạn thường dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này. Công việc của gan là lọc độc tố, do đó uống acetaminophen sẽ khiến gan làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, acetaminophen có thể làm tổn thương gan.

    Nếu vấn đề gan là nghiêm trọng, việc dùng thuốc giảm đau ở nhà có thể gây ra phản ứng tồi tệ hơn.

    Khi tình trạng gan của bạn đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này và giảm bớt cơn đau.

    Các thuốc kháng virus viêm gan B giúp điều trị các bệnh mãn tính, như lamivudine (Epivir) và adefovir (Hepsera).

    Kiểm soát ung thư gan

    Nếu đau gan do ung thư gan gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của ung thư.

    Bạn rất có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa ung thư và điều trị. Tùy thuộc vào loại bệnh, ung thư gan có thể phát triển nhanh chóng.

    Trong một số trường hợp, tổn thương gan do viêm gan, acetaminophen/độc tố khác, ung thư hoặc rượu sẽ không thể đảo ngược. Trong những trường hợp đó, bác sĩ có thể đề nghị ghép gan.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo