backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

4 cách đơn giản trị nứt nẻ gót chân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    4 cách đơn giản trị nứt nẻ gót chân

    Nứt nẻ gót chân không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bạn kém tự tin. Vậy làm sao để trị nứt nẻ gót chân tại nhà mà không cần tốn thời gian đến khám ở các bệnh viện?

    Bạn không nên quá lo lắng khi bị nứt nẻ gót chân vì hiện có rất nhiều cách chữa trị. Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn thêm một số cách giúp trị nứt nẻ gót chân dứt điểm qua bài viết dưới đây, giúp bạn xóa sạch nỗi lo ngại này nhé.

    Đinh hương Ấn Độ

    Đinh hương Ấn Độ, còn được gọi là lá liềm, là phương thuốc hiệu quả cho những trường hợp nứt nẻ gót chân, đặc biệt là khi chúng trở nên ngứa rát và nhiễm trùng. Đinh hương có tác dụng làm dịu làn da khô, da kích thích và có khả năng chống lại nhiễm trùng nhờ đặc tính chống nấm của nó.

  • Bạn nghiền một nắm lá đinh hương Ấn Độ cho đến khi đặc lại, sau đó bạn cho thêm ba muỗng tinh bột nghệ vào và trộn thật đều;
  • Thoa hỗn hợp lên vết nứt và giữ nó trong nửa giờ;
  • Sau đó, bạn rửa chân bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.
  • Chanh

    Axit trong chanh rất hiệu quả trong việc làm mềm da khô và nứt nẻ.

    • Bạn ngâm chân từ 10 đến 15 phút trong nước ấm có pha một ít nước cốt chanh. Bạn tránh sử dụng nước nóng nhé vì nó sẽ khiến bàn chân của bạn khô hơn đấy;
    • Sau đó bạn nhẹ nhàng chà xát gót chân nứt nẻ bằng đá pumice;
    • Rửa chân lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn.

    Nước hoa hồng và glycerin

    Sự kết hợp của glycerin và nước hoa hồng làm cho việc điều trị nứt nẻ gót chân tại nhà trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Glycerin có tác dụng làm mềm da, đó là lý do tại sao nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Nước hoa hồng bổ sung thêm vitamin A, B3, C, D và E cũng như các chất chống oxy hóa, chống viêm và sát trùng.

    Bạn chỉ cần trộn đều lượng glycerin + nước hoa hồng với nhau rồi chà xát vào gót và bàn chân hàng ngày trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt.

    Sáp paraffin

    Trong trường hợp tình trạng nứt gót chân của bạn thực sự nghiêm trọng và gây đau đớn, sáp paraffin sẽ là một lựa chọn hỗ trợ điều trị nhanh chóng nhất. Sáp paraffin hoạt động như một chất làm mềm tự nhiên, có tác dụng xoa dịu và làm mềm da.

    • Đầu tiên, bạn làm tan chảy một khối sáp paraffin trong nồi hơi và trộn với hai muỗng canh dầu mù tạt hoặc dầu dừa;
    • Để nguội cho đến khi có một lớp mỏng hình thành ở trên. Kế đến, bạn nhúng chân vào hỗn hợp, chờ 5 đến 10 giây và nhúng một lần nữa. Làm điều này một vài lần hoặc cho đến khi chân bạn được phủ một vài lớp sáp;
    • Bạn bọc đôi chân bằng một túi nhựa, giữ nó trong 30 phút trước khi tháo và bóc vỏ sáp khỏi da;
    • Lặp lại việc điều trị này một hoặc hai lần một tuần bạn nhé.

    Lưu ý: Đảm bảo rằng bạn không nhúng chân vào hỗn hợp sáp paraffin khi nó còn nóng. Chú ý không sử dụng phương pháp điều trị này nếu bạn bị tiểu đường hoặc có lưu thông máu không tốt nhé.

    Bạn có ngạc nhiên với những phương pháp tuy rất đơn giản nhưng lại hết sức hiệu quả này không? Nếu áp dụng những phương pháp này thường xuyên, đảm bảo bạn sẽ không còn phải lo ngại về những đau đớn hay thẩm mỹ do nứt chân gây ra. Hello Bacsi sẽ rất vui nếu có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết được nỗi lo đấy.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo