backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

7 nguyên nhân bỏ học ở trẻ phổ biến nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 14/12/2017

    7 nguyên nhân bỏ học ở trẻ phổ biến nhất

    Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân bỏ học ở trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía bố mẹ để loại bỏ vấn đề tâm lý này.

    Nhiều doanh nhân nổi tiếng thành công trong cuộc sống mà không cần đến bằng cấp và con yêu cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này. Thật ra, bỏ học không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Vậy nguyên nhân do đâu khiến con chán nản với việc học tập? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

    1. Sự chi phối của nhiều yếu tố tiêu cực

    Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng bỏ học ở trẻ em. Việc tiếp xúc quá sớm với rượu, ma túy, Internet và truyền hình có thể khiến trẻ bị phân tâm trong việc học cũng như bắt đầu lún sâu vào các tệ nạn xã hội.

    2. Khó khăn trong học tập

    Không thể chịu đựng được áp lực học tập là một lý do khác khiến trẻ không muốn đi học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ không thể đọc chữ thành thạo khi học lớp 4 sẽ có nguy cơ bỏ học tiểu học cao gấp 4 lần những đứa trẻ khác. Còn những trẻ không đạt yêu cầu ở môn toán và tiếng Anh khi học lớp 8 thì nguy cơ bỏ học trung học là 75%.

    3. Các vấn đề về kinh tế và gia đình

    Những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình khó khăn thường có nguy cơ bỏ học cao hơn những đứa trẻ khác. Nguyên nhân do trẻ phải đi làm để phụ giúp gia đình hoặc trẻ phải ở nhà để chăm sóc em nhỏ khi bố mẹ đi làm hoặc bố mẹ không đủ tài chính cho con theo đuổi việc học. Bố mẹ ly hôn hoặc ly thân cũng ảnh hưởng xấu đến việc học của trẻ nhỏ.

    4. Sức khỏe kém

    Sức khỏe của trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập và việc tham gia các hoạt động ở trường. Những căn bệnh kéo dài liên tục suốt thời thơ ấu có thể khiến con đường học vấn của trẻ bị dang dở.

    5. Ở lại lớp

    Ở lại lớp thường khiến cho trẻ thiếu tự tin. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi mình “già” hơn so với những bạn học khác. Do đó, những đứa trẻ này thường có khuynh hướng bỏ học.

    6. Không có hứng thú học tập

    Trẻ cảm thấy rằng việc học rất nhàm chán. Theo một nghiên cứu gần đây, có đến 71% học sinh lớp 9 và lớp 10 không thích đến trường. Bé luôn có suy nghĩ đi trễ, nghỉ học và không làm bài tập về nhà. Sự thiếu quan tâm của gia đình thường dẫn đến tình trạng này. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do trẻ không thích giáo viên. Đa số học sinh cảm thấy giáo viên không cho con đủ động lực để học tập chăm chỉ.

    7. Chuyển đổi môi trường học tập

    7-nguyen-nhan-bo-hoc-o-tre-pho-bien-nhat

    Việc chuyển đổi trường giữa các cấp học thường làm ảnh hưởng đến sự hứng thú học tập của trẻ. Mối quan hệ của trẻ với giáo viên và bạn bè ở trường mới không tốt như ở trường cũ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không còn thích đi học nữa.

    Giải pháp cho tình trạng bỏ học

    Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn việc trẻ bỏ học bằng cách làm theo một số mẹo đơn giản sau:

    Quan tâm đến con

    Sự quan tâm của bố mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc học của trẻ. Hãy theo dõi kỹ quá trình học tập của con để có thể giúp đỡ bé kịp thời.

    Đừng kỳ vọng quá cao

    Khuyến khích con học tập tốt dĩ nhiên là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng đưa ra những kỳ vọng quá cao so với khả năng của trẻ. Điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và làm kết quả học tập ngày một giảm sút.

    Ngoài ra, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc học tập nghiêm túc sẽ là tiền đề quan trọng để đạt được thành công trong tương lai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 14/12/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo