backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Trà đào có tác dụng gì đối với trẻ? Tiết lộ 8 lợi ích không ngờ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Yến Oanh · Ngày cập nhật: 08/06/2023

    Trà đào có tác dụng gì đối với trẻ? Tiết lộ 8 lợi ích không ngờ

    Trà đào là một loại thức uống rất được ưu chuộng và được biết đến với nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Tuy vậy, nhiều phụ huynh vẫn phân vân chưa biết trà đào có tác dụng gì đối với trẻ hay uống trà đào có tốt không?

    Để rõ hơn trà đào có tác dụng gì đối với trẻ, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.

    Trà và đào được xem là một sự kết hợp tuyệt vời bởi hương vị thanh ngọt và chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Trà đào không những là lựa chọn hoàn hảo của người lớn mà còn cho cả trẻ em.

    Trà đào có tác dụng gì đối với trẻ? Điểm danh 8 lợi ích không ngờ

    Ngoài hương vị tươi ngon được yêu thích, trà đào còn được biết đến như “dược phẩm” rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ em. Dưới đây là những công dụng “nhiệm màu” của trà đào đối với trẻ:

    1. Công dụng của trà đào giúp giải độc

    Chất xơ và kali trong trà có tác dụng rất tốt với đường ruột, ngăn ngừa các tình trạng tiêu hóa thường gặp như táo bón, viêm dạ dày, viêm đại tràng, loét dạ dày cũng như loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể, qua đó thúc đẩy chức năng của thận và gan.

    2. Trà đào có tác dụng gì với trẻ? Tăng cường hệ miễn dịch

    Trà đào có tác dụng chống oxy hóa do có chứa những chất như kẽm và vitamin C giúp làm lành vết thương cũng như tăng cường hệ miễn dịch bằng cách chống lại các bệnh nhiễm trùng. Từ đó, thức uống này hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, cảm lạnh, tiêu chảy và sốt rét.

    3. Công dụng của trà đào tốt cho đôi mắt

    trà đào có tác dụng gì với trẻ đó là tốt cho mắt

    Uống trà đào có tốt không? Câu trả lời là có bạn nhé. Vì đây cũng là một cách để bổ sung thêm dưỡng chất cho đôi mắt của trẻ. Beta-carotene trong đào là tiền thân của vitamin A – được cho là thúc đẩy thị lực rất tốt bằng cách bảo vệ võng mạc của bé.

    4. Trà đào có tác dụng gì với trẻ? Đó là bảo vệ sức khỏe tim mạch

    Một trong những tác dụng của trà đào nổi bật là hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài việc có lutein và lycopene, đào còn chứa một hàm lượng kali giúp hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate cũng như ổn định mức độ chất điện giải của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

    5. Xương và răng chắc khỏe

    Nếu băn khoăn không biết uống trà đào có tác dụng gì thì đó là bổ sung canxi, phốt pho và flo cho cơ thể. Chính vì vậy, thức uống này rất có lợi cho việc tăng cường xương và răng, giảm thiểu nguy cơ loãng xương sau này và ngừa sâu răng cho trẻ.

    6. Cải thiện cảm xúc

    công dụng của trà đào giúp cải thiện cảm xúc

    Trà đào có tác dụng gì với trẻ? Trẻ em đôi khi cũng cần được xoa dịu căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Những lúc này, trà đào là một giải pháp hữu hiệu giúp xoa dịu các dây thần kinh, giảm áp lực nhờ vào hàm lượng magiê chứa trong nó. Đây cũng hứa hẹn sẽ là liệu pháp tuyệt vời nhằm hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ.

    7. Trà đào có tác dụng gì với trẻ? Giảm nguy cơ béo phì

    Lượng calo và chất béo thấp cùng các hợp chất phenolic, đường tự nhiên có trong trà có tác dụng tuyệt vời cho việc giảm cân và làm giảm nguy cơ béo phì.

    8. Giảm viêm

    Kháng viêm là lời giải cho thắc mắc “Trà đào có tác dụng gì với trẻ?”. Trong quả đào có chứa vi Polyphenol và prebiotic có nguồn gốc từ thực vật, giúp làm giảm viêm nhiễm. Do đó mà trẻ uống trà đào có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, ung thư và bệnh Alzheimer.

    Ngoài ra, trà đào còn có hiệu quả trong việc giảm viêm phế quản, ho, mất ngủ, huyết áp cao và hôi miệng.

    Mách mẹ cách pha trà đào thơm ngọt khiến trẻ mê tít mắt

    1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

    • 1kg đào tươi
    • 500g đường
    • 800ml nước
    • 1 ít nước cốt chanh
    • 50g muối
    • 1 lọ thủy tinh dùng để ngâm đào
    Bạn nên chọn đào tươi màu vàng hồng, không quá xanh hoặc quá chín. Tùy bạn muốn làm nhiều hay ít mà có thể gia giảm các nguyên liệu theo tỷ lệ tương ứng.

    2. Cách làm trà đào thơm ngon

    cách pha trà đào

    Trà đào có tác dụng gì với trẻ hay không là còn tùy vào cách pha chế nữa đấy. Để làm ra cốc nước ngon tuyệt nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên mọi công dụng của trà đào, mẹ nên tham khảo bí quyết sau đây:

    Bước 1: Cách sơ chế đào 

    • Đào rửa sạch, gọt vỏ, bổ làm 4 hoặc 6
    • Cho đào vào nước muối pha loãng ngâm để tránh bị thâm đen

    Bước 2: Làm trà đào ngâm

    • Cho 250g đường vào nồi cùng một chút nước, rồi thắng cho đường có màu cánh gián.
    • Thêm 800ml nước và phần đường còn lại vào nồi, tiếp tục khuấy cho tan.
    • Nước đường sôi, bạn cho đào đã ngâm vào đun sôi. Nếu muốn ăn đào giòn, bạn đun từ 1-2 phút, còn muốn ăn đào mềm, bạn nấu đào từ 5-7 phút.
    • Sau đó, bạn vớt đào ra tô để riêng, nước để riêng cho nguội.
    • Vắt nước cốt chanh vào nồi nước đường để nguội.
    • Cho đào vào lọ thủy tinh. Khi nước đường nguội hẳn, bạn đổ nước đường vào ngâm là xong.
    Bạn cần lưu ý khi ngâm đào, nước đường phải ngập đào để tránh tình trạng nước không đủ làm mốc phần đào không ngập.

    Bạn để lọ đào 1 ngày, ở nhiệt độ phòng là ăn được. Sau đó bạn bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

    Bước 3: Pha trà đào cho bé uống giải khát

    • Khi bé muốn uống trà đào, bạn chỉ cần ngâm 1 gói trà túi lọc với nước sôi trong vòng 5 phút, sau đó vớt bỏ gói trà.
    • Thêm nước đào ngâm vào ly nước trà, cân chỉnh độ chua ngọt tùy khẩu vị của bé.
    • Thêm đá và khuấy đều. Nếu có bình lắc, bạn có thể cho các nguyên liệu vào, lắc đều tạo bọt rồi đổ ra ly.
    • Thêm đào cắt miếng để lên trên mặt ly là hoàn thành một ly trà đào mát lạnh cho bé rồi đấy!

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trà đào có tác dụng gì đối với trẻ và cách pha trà đào cho bé đơn giản nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Yến Oanh · Ngày cập nhật: 08/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo