backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phát ban sau sốt ở trẻ có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách điều trị cho bé

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/10/2022

    Phát ban sau sốt ở trẻ có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách điều trị cho bé

    Trẻ bị phát ban sau sốt có thể khiến cha mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé phát ban sau sốt, mẹ cần hiểu rõ để có cách chăm sóc bé tốt nhất. 

    Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh do nhiều lý do, chẳng hạn như hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, dễ nhiễm virus, vi khuẩn từ bạn bè trong lớp hoặc đến khu vui chơi, bé có xu hướng mút tay hay đưa đồ vật vào miệng. Không dừng ở đó, trong một số trường hợp, sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể bắt đầu phát ban sau sốt. Đây lại là lúc bố mẹ thêm lo lắng, xót xa khi nhìn thấy con bị bệnh.

    Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về tình trạng trẻ bị phát ban sau sốt cũng như cách chăm sóc bé sốt xong phát ban.

    Các loại phát ban sau sốt thường gặp ở trẻ

    Nhìn chung nếu bé bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt, nguyên nhân thường đến từ:

    1. Bệnh ban đào – “Thủ phạm” gây phát ban sau sốt thường gặp

    các loại phát ban sau sốt ở trẻ

    Bệnh ban đào là một dạng phát ban sau sốt do virus gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dễ mắc phải khi tiếp xúc với virus thông qua nước bọt, ho và hắt hơi. Bệnh bắt đầu bằng tình trạng sốt cao đột ngột, từ 38,8°C đến 40,5°C và kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày. Do đó, nhiều phụ huynh thường thắc mắc trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt do đâu?

    Một số trẻ khi mắc bệnh sẽ vẫn hoạt động thoải mái và không có triệu chứng nào khác, nhưng những bé khác có thể biểu hiện các tình trạng như:

    Khi cơn sốt dịu bớt, trẻ thường sẽ nổi mẩn đỏ trên thân người (khu vực bụng, lưng và ngực) trong vòng 12 – 24 giờ ngay cả sau khi hết sốt. Thông thường, sốt ban đào sẽ không được chẩn đoán chính xác cho đến lúc cơn sốt biến mất và phát ban xuất hiện. Trong vòng 24 giờ sau khi thân nhiệt trở lại bình thường, bé sẽ dần khỏe lại.

    Đối với hầu hết trường hợp, trẻ bị sốt phát ban sau sốt virus ban đào sẽ có biểu hiện:

    • Các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm
    • Vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên
    • Vết ban xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ
    • Không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa
    • Vết ban biến mất khi ấn vào
    • Nhạt dần sau 1 – 2 ngày.

    Trẻ bị phát ban sau sốt nên làm gì nếu do bệnh ban đào gây ra? Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh ban đào bởi đây là tình trạng khá phổ biến và nhẹ. Nhưng nếu trẻ bỗng dưng sốt cao, bé có thể gặp biến chứng co giật kèm theo. Do vậy, hãy quan sát con cẩn thận và đưa trẻ phát ban sau sốt đi khám kịp thời.

    2. Bệnh tay chân miệng

    Tay chân miệng là một dạng bệnh phổ biến do virus gây ra mà trẻ thường sẽ mắc phải sau 5 tuổi. Bệnh bắt đầu bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó khoảng vài ngày, các vết loét sẽ xuất hiện quanh miệng. Những vết loét này khiến con đau đớn, đồng thời các đốm đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

    Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ bị phát ban sau sốt do bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện các nốt ban đỏ lan đến các chi, mông và bộ phận sinh dục. Không có phương hướng điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng 1 tuần.

    Vậy, trẻ nổi ban sau sốt do bệnh tay chân miệng phải làm sao? Một số bố mẹ có thể muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc xịt miệng để giảm đau do vết loét gây ra nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ hình thức điều trị nào cho bé phát ban sau sốt do tay chân miệng.

    3. Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn, fifth disease)

    Các loại phát ban sau sốt ở trẻ

    Trẻ hết sốt nổi ban là tình trạng khiến cha mẹ lo lắng không biết “thủ phạm’ là gì. Bệnh thứ năm là nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban sau khi sốt khá phổ biến. Bệnh sẽ tác động lên hai má của bé và làm cho chúng ửng hồng. Bệnh thứ năm bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. Khoảng 7 – 10 ngày sau, tình trạng phát ban sau sốt sẽ xảy ra, bắt đầu bằng việc các vết đỏ trên má sẽ xuất hiện. Ban có thể lan đến thân hoặc tứ chi cũng như đi qua các bộ phận khác của cơ thể.

    Đối với hầu hết trẻ em, bệnh thứ năm sẽ đến và đi trong một khoảng thời gian nhất định và không gây ra vấn đề sức khỏe nào. Nhưng bệnh vẫn có thể là một mối quan tâm đối với phụ nữ mang thai vì có khả năng truyền bệnh cho thai nhi hoặc đối với trẻ em mắc chứng thiếu máu. Ngoài ra, bệnh thứ năm còn đi kèm theo các biến chứng xấu khác bởi nó sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu.

    Nếu con bạn bị thiếu máu, hoặc nếu các triệu chứng của bé dường như trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Cách chăm sóc trẻ bị phát ban sau sốt

    Cách giúp hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em là gì? Trẻ bị phát ban sau sốt nên làm gì? Trong trường hợp trẻ phát ban sau sốt vẫn cảm thấy khó chịu, bạn nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau và sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý:

  • Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Luôn làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên vỏ hộp
  • Cho bé uống đúng lượng thuốc cần thiết dựa trên tuổi và cân nặng.
  • Bố mẹ cũng nên cố gắng khuyến khích trẻ bị phát ban sau sốt uống nhiều nước hoặc bổ sung chất điện giải cần thiết nữa nhé.

    Hầu hết các trường hợp trẻ phát ban sau sốt có thể được điều trị tại nhà. Nhưng hãy đưa bé phát ban sau sốt đi khám nếu con bạn xuất hiện một số tình trạng như:

    • Đau họng
    • Sốt từ 38,8°C kéo dài hơn 24 giờ
    • Nhiệt độ cơ thể lên đến 40°C.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo