backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

9

Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và bí quyết khắc phục vấn đề

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 18/07/2022

    Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và bí quyết khắc phục vấn đề

    Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục.

    Khi thay tã cho bé, bạn cảm thấy sợ hãi khi phát hiện phân bé yêu có lẫn máu hay trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu. Bạn lo lắng không biết nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là do đâu và làm thế nào để khắc phục?

    Bài viết sau Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em cũng như một số biểu hiện thường gặp khi bé đi cầu ra máu như trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu, trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu…

    “Vạch mặt” 4 nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

    Bạn có thể phát hiện ra trẻ đi ngoài ra máu qua các dấu hiệu sau:

  • Bé đi ngoài có sợi máu, phân có thể lẫn một vài vết máu đỏ.
  • Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu.
  • Phân có lẫn những vệt đen sậm màu.
  • Bé 2 tháng tuổi đi ngoài lẫn máu hay trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu khiến bạn lo lắng? Vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu do đâu? Nguyên nhân bé đi cầu ra máu có thể là do:

    1. Nứt hậu môn

    Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do đâu? Trẻ bị nứt hậu môn, nhất là khi trẻ bị táo bón, phân sẽ cứng lại, có dạng như những viên đá nhỏ. Việc bé gắng sức đẩy phân cứng ra ngoài, có thể khiến vùng hậu môn bị tổn thương khiến trẻ đi ngoài ra máu tươi.

    Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do nứt hậu môn: Các vết nứt hậu môn có thể tự lành hoặc được chữa khỏi bằng thuốc. Nếu tình trạng trẻ đi ngoài ra máu tươi trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc mỡ để bôi vào vết nứt.

    2. Bé đi ngoài có sợi máu do viêm đại tràng

    Trẻ đi ngoài có sợi máu do đâu? Đây là tình trạng một đoạn nào đó bên trong đại tràng hoặc ruột già bị viêm. Tình trạng này thường có xu hướng khiến phân trẻ sơ sinh có máu hoặc bé đi ngoài có sợi máu và nguyên nhân gây ra có thể do di truyền.

    Hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể trú ngụ trong thành ruột khiến thành ruột bị viêm dẫn đến tình trạng bé đi cầu ra máu.

    Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do viêm đại tràng: Bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm để kiểm soát chứng viêm phát triển ở thành ruột. Mục tiêu của các loại thuốc này là giúp hệ miễn dịch của bé có khả năng chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ 3,5 tháng đi ngoài phân xanh đen là do đâu, có cần đi khám không?

    3. Bệnh Crohn

    Khá giống với viêm đại tràng, Crohn là căn bệnh gây viêm loét thành trong của ruột non và ruột già dẫn đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Các chuyên gia không thể chỉ ra được một lý do rõ ràng nào của căn bệnh này nhưng các vấn đề về di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị bệnh Crohn thì nguy cơ bé bị bệnh này rất cao.

    Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do bệnh Crohn: Để điều trị bệnh Crohn, bạn cần biết chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh và bệnh xuất hiện ở đâu trong ruột. Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bé.

    4. Trẻ đi ngoài ra máu nhầy do dị ứng

    Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy hay trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy do đâu? Việc dị ứng với thực phẩm (như sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ) có thể khiến trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu, đôi khi bé đi ngoài có sợi máu hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Trẻ nhỏ thường dễ bị dị ứng với sữa (sữa bột hoặc sữa bò), lúa mạch hay yến mạch, nhất là khi con bước sang giai đoạn tập ăn dặm.

    Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng: Ảnh hưởng của dị ứng có thể “đeo bám” bé suốt cuộc đời. May mắn thay có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng của bé.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Theo dõi phân trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn: Khi nào là bất thường?

    Bí quyết giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

    trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

    Một số cách phổ biến để hạn chế tình trạng bé đi cầu ra máu là:

  • Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé. Cho bé bú mẹ là cách phòng ngừa tốt nhất. Sữa mẹ có chứa một số kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra hậu môn của bé thường xuyên để xem có trầy xước không. Nếu bạn thấy có điều gì đó không ổn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Theo dõi các triệu chứng dị ứng khác nhau. Khi phát hiện bé bị dị ứng, hãy xác định xem đâu là nguyên nhân gây dị ứng để tránh cho trẻ.
  • Theo dõi phân trẻ sơ sinh thường xuyên để xem có gì bất thường hay không. Nếu phát hiện thấy có gì đó không đúng, hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.
  • >>> Bạn có thể xem thêm: Màu phân của trẻ phản ánh bệnh gì? Bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải là gì?

    Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời có thể trở nên nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Nếu con đang điều trị theo toa của bác sĩ thì bạn không cần phải lo lắng nhiều về tình trạng bé ị ra máu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 18/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo