backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Khi con bước vào tuổi dậy thì, bạn cần lưu ý những gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    Khi con bước vào tuổi dậy thì, bạn cần lưu ý những gì?

    Khi con bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ có thay đổi về thể chất và tâm lý. Do đó, bạn cần thận trọng hơn trong cách dạy con để điều đáng tiếc không xảy ra.

    Gần đây, trên báo chí nổi lên tin tức về một học sinh trung học 15 tuổi người Canada ném pháo hoa và gây ra trận cháy rừng kinh hoàng. Nhiều người phải sơ tán và thiêu rụi hàng nghìn hecta rừng. Sau khi tin tức này được đưa lên, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về lý do tại sao cậu thiếu niên lại có hành động này. Trách nhiệm này thuộc về ai? Bố mẹ hay là cậu học sinh?

    Khi bước vào giai đoạn dậy thì, bé trai trải qua rất nhiều thay đổi cả về cơ thể lẫn tâm lý. Một trong những lầm tưởng lớn nhất của các cậu tuổi teen là tưởng “chơi ngông” mới thể hiện bản lĩnh. Trong câu chuyện trên, cậu thanh niên chắc hẳn đã lường trước hậu quả có thể xảy ra nhưng vì muốn chứng tỏ bản lĩnh đàn ông nên cậu vẫn tiếp tục việc làm nguy hiểm này.

    Một lý do khác giải thích cho hành động này là các cậu con trai tuổi teen nghĩ rằng việc mình dám ngang nhiên đốt pháo hoa ở một khu vực dễ cháy và trong thời điểm hạn hán sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ khi đăng tải trên mạng xã hội. Tâm lý thích gây ấn tượng với mọi người đã dẫn những cậu bé tuổi teen đến những hành động nguy hiểm.

    Vậy nếu là bố mẹ có con trong độ tuổi dậy thì, bạn nên giáo dục con thế nào để trẻ không có những hành vi gây hại cho bản thân và cho cả xã hội?

    Cách dạy con khi trẻ bước vào tuổi dậy thì

    nhung-luu-y-khi-nuoi-day-con-trong-do-tuoi-teen-1

    Việc chú ý, theo sát và giáo dục trẻ ở giai đoạn dậy thì giúp ngăn ngừa và hạn chế những hành vi không tốt của trẻ. Đó là lý do tại sao bạn nên chú ý kỹ đến những thực phẩm mà trẻ ăn cũng như những phương tiện giải trí mà trẻ xem.

    Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, có nhiều bố mẹ hoàn toàn không để tâm đến việc nuôi dạy con. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh như vậy thường thiếu vắng tình yêu thương và mối quan hệ tình cảm với bố mẹ cũng không có. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não, gây ra những khó khăn trong việc học tập và tự điều chỉnh bản thân.

    Việc chú ý chăm sóc, yêu thương con cái sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn, giúp cải thiện các kỹ năng xã hội và học tập tốt. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên dành thời gian đọc sách cho trẻ nghe thì khi đến tuổi đi học, trẻ sẽ làm được việc đó dễ dàng.

    Do đó, để hiểu hơn con mình, bạn nên dành thời gian để trò chuyện với con, đưa trẻ đi chơi, cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu và hãy luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ. Đừng bao giờ nói với trẻ rằng những gì bố mẹ nói là đúng và con chỉ việc làm theo mà không được cãi. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, ngại chia sẻ ý kiến và quan trọng hơn trẻ cho rằng bố mẹ không có sự đồng cảm với mình.

    Nuôi dạy con tốt sẽ đem đến kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ như những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn cũng có thể trở thành người có ích xã hội. Nếu bỏ qua những trường hợp ngoại lệ này thì đa số những hành vi của con cái đều phụ thuộc khá nhiều vào cách nuôi dạy con của bố mẹ. Thế nhưng, dù bạn có nuôi dạy con chu đáo đến đâu thì cũng không có gì đảm bảo rằng trẻ sẽ không thực hiện những hành vi dại dột.

    Cách giải quyết khi trẻ phạm sai lầm

    Nếu trẻ phạm sai lầm, cả bạn và con phải nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận những sai lầm của mình chứ đừng trốn tránh nó. Quan trọng hơn là hãy cho trẻ cơ hội để sửa sai. Cả bố lẫn mẹ phải cùng chăm sóc con bởi nếu chỉ có một người chú ý thì sẽ không thể nhìn bao quát hết những gì còn thiếu xót.

    Nếu trẻ hành động ngu ngốc, hãy thử áp dụng những bước sau:

    • Hít một hơi thật sâu
    • Kiểm tra xem sự thật có đúng là như vậy hay không
    • Đặt câu hỏi cho trẻ
    • Tha thứ và cho trẻ cơ hội để sửa sai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo