backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Dậy thì muộn ở bé trai: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 20/01/2021

    Dậy thì muộn ở bé trai: Nguyên nhân và cách điều trị

    Ở bé trai, quá trình dậy thì thường diễn ra trong độ tuổi từ 9 – 14. Nếu con đã qua tuổi 14 mà cơ thể vẫn không có thay đổi nhiều thì có thể bé đang mắc chứng dậy thì muộn ở bé trai.

    Dậy thì muộn ở bé trai được hiểu giống như sự phát triển bình thường của bé trai nhưng đến độ tuổi dậy thì lại không có những dấu hiệu thay đổi vềmặt sinh học. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn là gì?

    Dấu hiệu dậy thì muộn ở bé trai

    Bé trai thường trải qua giai đoạn dậy thì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số liệu thống kê cho thấy đến 95 % các bé trai dậy thì trong độ tuổi 9-14, do vậy nếu bạn có con trai đã qua tuổi 14 mà vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi về mặt sinh học thì bé đã bị dậy thì muộn.

    Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là tinh hoàn lớn dần, tiếp theo là sự phát triển của dương vật và sự xuất hiện của lông mu. Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hai loại hormone là luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) – chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng  1 năm kể từ lúc trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường vào lúc 15 tuổi.

    Nếu con bạn đã bước qua tuổi 14 và không có các dấu hiệu trên, có thể bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn trước dù con đã 14 tuổi thì con bạn bị dậy thì muộn. Một dấu hiệu sớm cho biết tuổi dậy thì sẽ đến trong khoảng 6–12 tháng tới là tinh hoàn phát triển nhưng dương vật vẫn nhỏ.

    Về thể chất, hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên do là giai đoạn phát triển nhảy vọt của bé chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, con bạn sẽ phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.

    Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé trai

    Trong khoảng 2/3 trường hợp, dậy thì muộn ở bé trai là do di truyền từ bố mẹ. Nếu người mẹ dậy thì sau 14 tuổi và bốdậy thì sau 16 tuổi thì có khả năng con cũng bị dậy thì muộn. Ngoài ra, những bé trai mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm hay xơ nang cũng thường rơi vào tình trạng này.

    Một số ít bé trai dậy thì muộn là do bị thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) hay còn gọi là sự thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, những bé trai mắc phải sự thiếu hụt này đều có dương vật nhỏ bất thường.

    Lúc này, các hormone tuyến yên khác vẫn được tạo ra và phát triển bình thường. Nếu bé trai đã 17 tuổi mà vẫn chưa dậy thì, đây có thể là dấu hiệu cho biết con mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Những dấu hiệu khác có thể là khứu giác không tốt hay còn gọi là hội chứng Kallmann. Bên cạnh đó, tinh hoàn có vấn đềcũng là nguyên nhân khiến bé trai dậy thì muộn.

    Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để xác định kích thước tinh hoàn. Nếu tinh hoàn quá nhỏ thì có thể là một dấu hiệu cho tình trạng dậy thì muộn ở bé trai. Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tinh hoàn bao gồm từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc phẫu thuật trị ung thư.

    Chẩn đoán dậy thì muộn như thế nào?

    Đôi khi bác sĩ chỉ cần thực hiện các cuộc kiểm tra vật lý là đủ để chuẩn đoán bé có dậy thì muộn hay không. Cũng có trường hợp bác sĩ đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm để xác nhận vấn đề họ nghi ngờ không nằm ở tinh hoàn. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) được thực hiện vào buổi sáng sớm. Vì buổi sáng là thời điểm mà lượng testosterone cao hơn bình thường.

    Mức testosterone ở người lớn bình thường dao động từ 250–800 ng/dL (nanogram/decilit) nhưng với những bé dậy thì muộn có mức testosterone thấp hơn 40. Ngoài ra, việc chụp X-quang bàn tay và cổ tay xác định tuổi xương còn có thể dự đoán chiều cao khi trưởng thành.

    Làm thế nào để điều trị dậy thì muộn ở bé trai?

    Tình trạng dậy thì muộn ở bé trai có thể điều trị bằng cách dùng thuốc tiêm trong vài tháng. Sau khi tiêm thuốc, bé sẽ tăng chiều cao, tăng cân cũng như kích thước dương vật và lông mu phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình dậy thì sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần bất cứ sự điều trị thêm nào.

    Khi bé trai mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương, testosterone vẫn là lựa chọn trong việc điều trị. Tuy nhiên, liều lượng tăng theo thời gian và tiếp tục bổ sung khi đã trưởng thành.

    Dậy thì muộn ở bé trai không gây nhiều vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Dù vậy, bố mẹ nên thường xuyên quan tâm đến con để phát hiện sớm các triệu chứng và có cách khắc phục triệt để!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 20/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo