backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em ngăn bố mẹ gần gũi với con

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 05/12/2019

    Chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em ngăn bố mẹ gần gũi với con

    Bạn cảm thấy con yêu tỏ ra không muốn gần gũi với mình như những người khác? Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải chứng rối loạn gắn bó.

    Hầu hết trẻ sơ sinh phát triển sự gắn bó tình cảm với người chăm sóc cho chính mình từ nhỏ. Bé sẽ thể hiện sự lo lắng nếu bạn rời đi và trở nên vui vẻ khi thấy bố hoặc mẹ đã trở lại. Tuy nhiên, một số trẻ mắc phải chứng rối loạn gắn bó vì bố mẹ không thể đáp ứng nhu cầu của con. Bé không thể gắn kết với người lớn và gặp khó khăn để phá triển cảm xúc gần gũi.

    Chứng rối loạn gắn bó dẫu cho có thể điều trị thành công nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm và kịp thời. Nếu không được can thiệp chữa trị, trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề tâm lý liên tục trong suốt cuộc đời.

    Tầm quan trọng của sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ

    Những trải nghiệm tích cực lặp đi lặp lại với bố mẹ giúp trẻ sơ sinh phát triển sự gắn bó. Khi một người lớn phản ứng với việc trẻ nhỏ khóc bằng cách cho ăn, thay tã hoặc dỗ dành con, bé sẽ dần biết rằng mình có thể tin tưởng ở bố mẹ. Trẻ em phát triển sự gắn bó sẽ có xu hướng:

    • Giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn
    • Ít có phản ứng cực đoan với tình trạng căng thẳng
    • Hình thành mối quan hệ tốt với người xung quanh
    • Hứng thú với những điều mới mẻ và khám phá chúng một cách độc lập.

    Trẻ nhỏ chịu đựng phản ứng tiêu cực hoặc thất thường, không đoán trước được từ người lớn có khả năng phát triển chứng rối loạn gắn bó. Bé sẽ nhận thấy người lớn không đáng tin cậy và không tin tưởng ai một cách dễ dàng dẫu cho đó có là người thân trong gia đình đi chăng nữa. Thêm vào đó, dấu hiệu cho vấn đề này gồm:

    • Đau khổ quá mức
    • Lảng tránh tiếp xúc với mọi người
    • Thể hiển sự tức giận, lo lắng và sợ hãi quá mức.

    Các dạng của rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ

    Chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em

    Các chuyên gia đã chia rối loạn gắn bó thành 2 dạng: Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế và rối loạn phản ứng gắn bó.

    Một dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế là sự thân thiện quá mức với người lạ. Bé sẽ tìm kiếm sự an ủi từ một người lạ thậm chí tỏ ra thân thiết với họ và không biểu lộ bất kỳ cảm giác buồn bã nào khi bố hoặc mẹ vắng mặt trong thời gian dài.

    Rối loạn phản ứng gắn bó là một dạng rối loạn ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, bé sẽ không cảm nhận được tình thương từ bố mẹ hoặc người thân dù bạn đã làm mọi cách. Ngoài ra, con còn tỏ ra không thoải mái khi bị chạm vào, lảng tránh giao tiếp bằng ánh mắt và luôn dè dặt với bạn. Hầu hết trẻ nhỏ gặp phải rối loạn tâm lý sẽ biểu hiện một loạt hành vi có vấn đề.

    Các điều kiện kèm theo khi trẻ bị rối loạn gắn bó

    Rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ không chỉ nằm ở việc bé gặp khó khăn khi gần gũi với bố mẹ. Trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc và hành vi. Ngoài chỉ số IQ thường khá thấp, các bé cũng như dễ bị rối loạn ngôn ngữ hơn so với những trẻ khác.

    Một nghiên cứu năm 2013 đã kiểm tra trẻ em bị rối loạn gắn bó và cho thấy những số liệu như sau:

    • 52% trẻ mắc phải rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
    • 29% trẻ mắc phải rối loạn thách thức chống đối
    • 29% trẻ mắc phải chứng rối loạn cư xử
    • 19% trẻ mắc phải chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương
    • 14% trẻ mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ
    • 14% trẻ mắc phải có một nỗi ám ảnh cụ thể
    • 1% trẻ mắc phải mắc chứng rối loạn tic.

    Nhìn chung, có khoảng 85% trẻ em gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh khác bên cạnh chứng rối loạn gắn bó.

    Điều trị chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em

    Khía cạnh quan trọng nhất trong việc giúp trẻ phát triển sự gắn bó liên quan đến một môi trường ổn định, lành mạnh. Nếu nhận thấy những biểu hiện tâm lý bất thường của bé, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào các biểu hiện của trẻ mà bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 05/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo