backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bật mí 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch khuẩn, ngừa bệnh răng miệng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/05/2022

    Bật mí 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch khuẩn, ngừa bệnh răng miệng

    Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con yêu loại bỏ lượng sữa còn thừa trên nướu, tránh được các bệnh về răng miệng ngay từ khi còn nhỏ. Trong số những việc chăm sóc trẻ sơ sinh, việc rơ lưỡi cho bé cũng không phải là việc dễ dàng vì bé thường khóc và không hợp tác với mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh lưỡi cho bé dễ dàng hơn bằng một vài mẹo nhỏ mà Hello Bacsi gợi ý dưới đây. 

    Tại sao nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

    Nếu bạn không chăm sóc răng miệng của con ngay từ nhỏ, bé thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sức khỏe răng miệng khi lớn lên. Nếu lưỡi của trẻ không được làm sạch thường xuyên, nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh do vi trùng tăng lên. Từ đó, dẫn đến nấm lưỡi, các bệnh nướu răng và các vấn đề nha khoa.

    Việc rơ lưỡi cho bé sẽ giúp lau sạch lưỡi, làm sạch lượng sữa dư thừa, giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn, giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi, tưa lưỡi, Tưa lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc khi cảm thấy đau ở khoang miệng, từ đó có thể dẫn đến việc bé không chịu bú mẹ. Trẻ bị tưa lưỡi có thể lây qua cho mẹ khi bú khiến mẹ bị nhiễm nấm, dẫn đến đau rát núm vú rất khó chịu.  

    Vậy, nên rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần? Bạn nên làm vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2 lần/ngày. Sau đó khi bé lớn lên, bạn có thể dạy con sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng để vệ sinh răng miệng, từ đó tạo thành thói quen chăm sóc răng miệng đều đặn.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Đau núm vú khi cho con bú, tìm nguyên nhân để trị đau hiệu quả

    Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Phương pháp làm sạch lưỡi của bé khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé, cụ thể:

    1. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi

    cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

    • Trước khi làm vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ sơ sinh, bạn hãy rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý hoặc bạn có thể dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. 
    • Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Lấy miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc. 
    • Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh: Có nhiều cách để vệ sinh lưỡi cho bé. Phương pháp đơn giản nhất là dùng 1 tay rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp hoặc vỗ về con. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
    • Đặt ngón tay lên môi của bé để tách miệng con ra.
    • Ngay khi miệng mở, bạn xoay ngón tay vệ sinh 2 bên trong má, lợi và răng một cách nhẹ nhàng, sau đó chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi.
    • Việc loại bỏ các mảng bám sẫm màu trên răng trẻ hay răng bị ố vàng nhỏ là khá khó. Do đó, bạn cần phải làm sạch răng, nướu của con ngay từ khi bé còn nhỏ. Không nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride vì bé ở độ tuổi này chưa biết nhổ ra nên sẽ nuốt kem đánh răng vào bụng.  
    • Nên rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần? Thực hiện quy trình vệ sinh này ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng khi bạn làm vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là khi chưa cho bé bú.
    • Nếu bé không chịu cho bạn rơ lưỡi, bạn có thể làm bé cười hoặc thu hút sự chú ý bằng âm thanh hoặc hình ảnh ngộ nghĩnh nào đó. Đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được khá nhiều người áp dụng hiệu quả.

    2. Cách rơ lưỡi cho trẻ từ 1 – 5 tuổi

    vệ sinh răng miệng cho trẻ

    Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra sao? Trẻ em từ 1 – 5 tuổi vẫn chưa thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của mình. Các bác sĩ khuyên bạn thường xuyên giúp bé đánh răng một cách nhẹ nhàng, bên cạnh việc làm sạch lưỡi 2 lần/ngày. Bạn có thể sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải mềm có mặt chải lưỡi được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ.

    Khi con 2 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng nhưng bạn chỉ cho con dùng lượng kem có kích cỡ của hạt đậu xanh. Tuy nhiên, bạn nên nhắc nhở con không được nuốt kem dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Luôn phải vệ sinh răng trước, sau đó lau lưỡi. Ngoài ra, việc tập cho con thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ nhỏ là điều không nên bỏ qua.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Bạn có biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh chưa?

    Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch?

    1. Có nên dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?

    Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Rất nhiều bà mẹ băn khoăn về việc có nên dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời là có. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên mẹ nên dùng loại thuốc này để vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm tránh tình trạng nấm, vi khuẩn tích tụ trên lưỡi và trong khoang miệng của trẻ gây ra các vấn đề như đẹn, sưng nướu, nhiệt miệng.

    2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót như thế nào?

    Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

    Nên rơ lưỡi cho bé bằng gì hay rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng rau ngót thế nào? Để thực hiện, bạn lấy 1 nắm lá rau ngót rửa dưới vòi nước sạch, đun với nước muối loãng cho sôi tầm 3 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội, đổ nước vào rau ngót vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Theo kinh nghiệm rơ lưỡi cho bé mà nhiều mẹ bỉm sữa chia sẻ, nước rau ngót giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé rất hiệu quả.

    Rơ lưỡi cho bé bằng gì? Lưu ý là bạn chỉ nên rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót khi con được từ 5 tháng tuổi trở lên, vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần…

    Ngoài rau ngót thì mẹ cũng có thể dùng nước trà xanh, nước lá hẹ nấu sôi, để nguội để rơ lưỡi cho bé mỗi khi con bị tưa lưỡi.

    3. Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong

    Có không ít bà mẹ dùng mật ong để làm rơ lưỡi cho con. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn chỉ nên cho trẻ dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé khi con được hơn 1 tuổi để tránh ngộ độc. Nguyên nhân là do trong mật ong có chứa các bào tử Clostridium botulinum có thể khiến trẻ bị tê liệt, khó thở, ngộ độc thần kinh…

    Với 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch mà Hello Bacsi vừa mới chia sẻ đến bạn, hy vọng đã cung cấp các thông tin bổ ích cho cả mẹ và bé. Việc rơ lưỡi, vệ sinh răng miệng cho bé phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bé. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn biện pháp thích hợp nhất cho bé yêu nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo