backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất và những lưu ý cần nhớ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 29/01/2024

7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất và những lưu ý cần nhớ

Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này. Nguyên nhân là vì số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng nhanh. Nếu nhìn thấy con có những biểu hiện của trẻ chậm nói, chắc chắn ba mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng và không biết phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu để giúp con… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo, bởi nếu biết cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả thì bé vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.

Dạy trẻ chậm nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có phương pháp dạy trẻ chậm nói đúng thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Thực tế, có nhiều cách dạy trẻ chậm nói, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của ba mẹ. Dưới đây là bài viết tổng hợp 7 phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng mà Hello Bacsi muốn giới thiệu đến bạn.

Bật mí 7 cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả

1. Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Cách dạy trẻ chậm nói đầu tiên mà Hello Bacsi tiết lộ cho bạn là hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ không nói được. Đây được xem là một trong những phương pháp dạy trẻ chậm nói tốt nhất giúp cải thiện khả năng nói của của trẻ.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới bắt đầu tập nói, hay còn gọi là “hóng chuyện”, bạn có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má…, dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn.

Với trẻ lớn hơn một chút, khi trò chuyện với bé, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Khi nói, bạn có thể kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay…

Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
Đừng quên khen ngợi con mỗi khi con đáp lại lời nói của bạn. Còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục phát âm nữa nhé.

2. Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Cách dạy trẻ chậm nói: Nói với trẻ những gì bạn đang làm
Cách dạy trẻ chậm nói: Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Nếu bạn thắc mắc nên dạy bé chậm nói thế nào, hãy kích thích trẻ nói bằng cách nói với bé những gì bạn đang làm. Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho con ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của con”… Lặp lại cách dạy trẻ chậm nói như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Trẻ chậm nói phải làm sao? Một cách dạy trẻ chậm nói khác là khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề. Mẹo dạy trẻ chậm nói này tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nhưng bé có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Vì vậy, nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm.

Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Khi không thể làm được, bé sẽ nhờ đến sự trợ giúp của bạn thông qua cử chỉ, âm thanh, thậm chí là bật ra những câu từ đơn giản đấy!

Bạn có thể quan tâm:

4. Cách dạy trẻ chậm nói: Không giả giọng ngọng nghịu của bé

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ chậm nói
Không bắt chước cách nói ngọng của con vì sẽ làm con nói sai, nói ngọng, chậm nói lâu hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả, hãy lưu ý tuyệt đối không giả giọng ngọng nghịu của con.

Lúc mới bắt đầu tập nói, trẻ thường sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Trong trường hợp này, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ khi đang dạy bé tập nói. Nếu không, điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều, khó phát âm, khó bắt chước và chậm nói hơn.

5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói

Bé chậm nói phải làm sao? Tivi, điện thoại có thể là một cách dạy bé chậm nói. Tuy nhiên, chỉ với những thiết bị này thì chưa đủ. Trẻ cần được tiếp xúc nhiều với những bé đồng trang lứa. Do đó, cha mẹ cần đưa bé đi chơi ở những nơi đông trẻ con, chẳng hạn như khu vui chơi trẻ em, công viên… nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng nói.

Không những thế, việc cho con chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… cũng là gợi ý tuyệt vời giúp trẻ mau biết nói. Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

6. Đọc sách, truyện cho trẻ nghe

Cách dạy trẻ chậm nói: Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe
Cách dạy trẻ chậm nói: Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Việc đọc sách, truyện cho bé nghe được xem là cách kích thích trẻ nói hiệu quả.

Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói.

Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn nhé.

7. Cách dạy trẻ chậm nói: Hát cho bé nghe

Bạn muốn luyện nói cho trẻ chậm nói? Hãy thử hát cho trẻ nghe. Việc thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới.

Ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến cáo bạn nên sử dụng.

Tóm tắt

Có rất nhiều cách dạy trẻ chậm nói khác nhau. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hữu hiệu sau để tập nói cho bé:
  • Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
  • Nói với trẻ những gì bạn đang làm
  • Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
  • Không bắt chước giọng ngọng nghịu của trẻ
  • Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói
  • Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe
  • Hát cho con nghe.

Lưu ý khi áp dụng cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Lưu ý khi áp dụng cách dạy trẻ chậm nói tại nhà
Lưu ý khi áp dụng cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Trên đây là 7 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hữu hiệu. Thực tế, để đạt được hiểu quả như mong đợi trong quá trình dạy bé tập nói, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Mọi thành viên trong gia đình cần đồng tâm hiệp sức hỗ trợ trẻ tập nói. Không nên áp dụng các biện pháp trái ngược nhau vì sẽ không mang lại hiệu quả tích cực.
  • Cha mẹ cần kiên nhẫn, bình tĩnh, nhẹ nhàng khi dạy trẻ chậm nói tập nói. Cách dạy này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và tiếp thu từ từ, chậm mà chắc.
  • Ưu tiên trò chuyện với trẻ chậm nói bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Nếu trẻ chậm nói do rối loạn tăng động giảm chú ý, hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ, phát âm rõ lời để bé tập trung vào câu chuyện hơn.
  • Không nên ép trẻ khi trẻ không thích tập nói.
  • Luôn khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó.
Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ chậm nói, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề tâm lý, bạn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.
Trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân trẻ chậm nói là do các vấn đề về thính giác, thắng lưỡi thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất con không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Việc dạy bé chậm nói đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Do đó, phụ huynh hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng khi dạy con tập nói nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 29/01/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo