backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹ nên sử dụng tã vải hay tã giấy cho bé?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Mẹ nên sử dụng tã vải hay tã giấy cho bé?

    Dù chọn loại bằng vải hay giấy, bạn vẫn phải chấp nhận rằng tã là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm làm bố mẹ.

    Không có chuyện đúng hay sai khi chọn tã. Bạn có thể chỉ dùng một trong hai loại tã vải/giấy hoặc kết hợp cả hai để phù hợp với con trẻ, lối sống và túi tiền. Dưới đây là những điều bạn cần biết về tã vải và tã dùng một lần (tã giấy) để có sự lựa chọn phù hợp cho bạn và em bé của bạn.

    Tã vải

    Ngày nay, tã vải tái sử dụng có nhiều loại khác nhau.

    Hầu hết các loại tã vải có trang bị vỏ chống thấm nước. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất còn cho thêm lớp thấm hút có thể thay thế vào trong. Tã vải trên thị trường thường có hai loại: sợi tự nhiên (có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và một số loại đắt tiền sau khi giặt vẫn sẽ trông như mới), sợi tổng hợp (do được làm từ sợi nhận tạo nên chúng ít tốn kém hơn so với sợi tự nhiên, nhưng có thể giữ lại mùi hôi khó chịu).

    Độ thấm hút của tã sẽ được quyết định bởi nguyên liệu cấu tạo nên chúng. Tã thường được cấu tạo bởi những nguyên liệu sau đây.

    • Laminate Polyurethane (Pul) / polyurethane nhiệt dẻo (TPU): được sử dụng rộng rãi và giá cả phải chăng, không thấm nước, nhưng lại không thoáng khí;
    • Sợi nhân tạo: làm từ polyester mềm;
    • Bông: được phủ bằng bông tạo sự êm ái và có các loại hoa văn khác nhau. Loại này là dễ bị tràn;
    • Lông cừu: là một loại polyester, cho phép không khí lưu thông nhiều hơn nên thông thoáng hơn;
    • Len: có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, thoáng khí và thấm hút khá tốt;
    • Nylon: thấm hút nhưng vẫn thoáng khí.

    Khi dùng tã vải, nhiều mẹ sẽ dùng thêm miếng lót bên dưới mông trẻ để chất thải của bé không thấm ra giường, nệm. Miếng lót cũng có nhiều chất liệu và độ thấm hút sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu.

    Để giặt tã vải, mẹ hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhìn chung, chất thải rắn được đổ trong nhà vệ sinh, miếng lót và miếng bên ngoài được giặt bằng nước lạnh, sau đó ngâm trong chất tẩy rửa và thuốc tẩy nhẹ trước khi giặt. Bạn nên lưu ý giặt tã của bé riêng với những quần áo khác.

    Tã dùng một lần/ tã giấy

    Bạn có thể bảo vệ môi trường khi tái sử dụng tã vải. Còn đối với tã giấy, tuy chúng có cả năng phân hủy nhưng quá trình này diễn ra rất chậm. Nhưng nhìn chung, loại nào cũng có những bất lợi như việc tã dùng một lần sẽ mất cả thế kỷ để phân hủy. Trong khi đó, bạn sẽ phải phải tốn điện nước để giữ cho tã vải sạch sẽ.

    Tã vải hiện đại được thiết kế để dễ dàng sử dụng như tã giấy. Tuy nhiên, tã giấy thì phổ biến hơn và không phải giặt. Nếu bạn cùng bé ra ngoài và bé làm bẩn tã, bạn không thể bỏ tã vải đi như đối với tã giấy.

    Trên thực tế, đã có một số báo cáo về việc trẻ em bị dị ứng với thành phần trong tã dùng một lần. Tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu trên thị trường không chứa các chất như clo, latex, nước hoa và thuốc nhuộm giúp hạn chế tình trạng dị ứng với da bé.

    Với tã vải, bạn có thể chắc chắn về chất liệu mà bạn đang sử dụng nhưng vì ít thấm hút hơn so với tã giấy, trẻ có thể dễ bị hăm. Cho dù đang sử dụng loại nào, bạn không nên để bé trong tình trạng tã bẩn hoặc ướt quá lâu.

    Lựa chọn tã vải hay giấy là quyết định cá nhân. Điều quan trọng là bạn phải xem xét ưu khuyết điểm của mỗi mặt hàng để mua đúng loại thích hợp cho trẻ và phù hợp túi tiền cho mẹ nữa nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo