backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mách bố mẹ cách dùng lô hội (nha đam) trong điều trị da cho con

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 25/08/2020

    Mách bố mẹ cách dùng lô hội (nha đam) trong điều trị da cho con

    Lô hội từ lâu là một thảo dược không thể thiếu trong các công thức làm đẹp tự nhiên. Bạn có thể sử dụng lô hội tươi mà hoàn toàn không hề lo lắng về độ an toàn. 

    Lô hội được biết tới không những ở đặc tính làm đẹp mà cách chế biến còn đơn giản, đảm bảo được đặc tính vốn có của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì các bạn cũng nên chú ý một số vấn đề để có thể phát huy tối đa tác dụng của lô hội nhé!

    Gel lô hội có tác dụng trên những loại da nào?

    Chàm eczema là một bệnh viêm da mãn tính có thể gây ra phát ban trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Dấu hiệu của chàm là sự xuất hiện các mảng màu đỏ, không đều trên da. Da mắc phải chàm thường khô, ngứa và dễ bị phồng rộp vì lớp ngoài cùng của da bị tổn thương. Kem lô hội có chứa các chất dưỡng ẩm tự nhiên giúp chống lại hiện tượng khô da. Với các đặc tính chống viêm, gel lô hội đã trở thành loại thảo dược hữu hiệu trong việc điều trị bệnh chàm. Bạn cũng có thể sử dụng dầu gội đầu lô hội để trị chàm trên da đầu.

    Ban nhiệt là một trong những loại ban da phổ biến nhất. Ban nhiệt xuất hiện khi các tuyến mồ hôi tiết quá nhiều hoặc không thể tiết được do sự bài tiết quá mức. Ban nhiệt làm xuất hiện các đốm ban có màu đỏ và làm da bị phồng rộp. Tuy nhiên, với công dụng làm mát, lô hội hoàn toàn có thể điều trị những loại ban này. Các chất chống oxy hóa tìm thấy trong gel lô hội giúp giải phóng các lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn. Trong khi đó, các thành phần hoạt tính như kẽm giúp hạn chế sự lây lan của các đốm ban.

    Nha đam không có tác dụng khi điều trị bệnh về da nào?

    Ban zona (giời leo) do virus herpes zoster gây ra là tình trạng rất phổ biến khiến cho da xuất hiện các đốm ban có màu đỏ, dạng mụn nước và gây đau đớn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các đường dẫn truyền thần kinh và gel lô hội không có khả năng làm các triệu chứng này biến mất.

    Viêm da tiết bã nhờn là một loại phát ban nặng, ở dạng vảy và thường thấy ở trẻ sơ sinh. Mặc dù nha đam có thể giúp cải thiện tình hình phát ban trong thời gian đầu, nhưng lại không thể chữa trị dứt điểm các đốm ban và cũng không thể làm giảm các ảnh hưởng đáng kể của chúng. Việc sử dụng gel lô hội ở những bệnh nhi mắc phải triệu chứng này có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Nguyên nhân do loại ban này thường có nguồn gốc từ yếu tố di truyền và cần được điều trị bằng những loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như kem corticosteroid.

    Làm thế nào để sử dụng lô hội một cách hiệu quả?

    Nếu bạn có trồng lô hội (nha đam) trong nhà hoặc sau sân vườn thì có thể lấy gel tiết ra từ cây và thoa lên da chỉ trong nháy mắt bằng cách sử dụng một con dao sạch và sắc để cắt lấy những lá mọng nước. Tuy nhiên, đừng chỉ lấy những lá phát triển tốt nhất vì cây sẽ dần yếu đi khi mất hết những lá này.

    Rạch lá ở giữa, vắt lấy gel và thoa ba lần một ngày để điều trị các vết bỏng nhẹ, các vùng da cháy nắng, vùng da bị ngứa, viêm. Nếu không có sẵn gel lô hội tươi, mẹ có thể sử dụng dầu, kem và chất dưỡng ẩm có chiết xuất lô hội để thay thế.

    Chống chỉ định

    Một số chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng gel lô hội trên các vết bỏng tương đối nghiêm trọng hoặc trên các vết thương hở, sâu hoặc bị nhiễm trùng. Những trường hợp dị ứng với lô hội đã xuất hiện nên bạn hãy ngừng ngay việc sử dụng nếu gel lô hội gây ra phát ban hoặc nổi mề đay. Tránh sử dụng nếu bạn bị dị ứng với tỏi, hành, hoa tulip hoặc bất kỳ loài cây nào thuộc họ loa kèn.

    Lô hội (nha đam) thực sự là loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị phát ban da. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để sử dụng một cách hiệu quả nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 25/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo