backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Ngân hàng sữa mẹ và những điều bạn cần biết

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Ngân hàng sữa mẹ và những điều bạn cần biết

    Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ có lẽ vẫn chưa là một khái niệm phổ biến. Tháng 1/2016, Việt Nam đã đưa vào hoạt động một ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sự ra đời ngân hàng sữa mẹ đầu tiên là bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp cho bạn tất cả những điều cần biết về ngân hàng sữa mẹ.

    Ngân hàng sữa mẹ là gì?

    Ngân hàng sữa mẹ là nơi lưu trữ sữa mẹ dành cho những trẻ sơ sinh không có sữa mẹ bú. Thông thường, các ngân hàng sẽ thu thập sữa mẹ chưa qua kiểm tra. Sau đó, sữa hiến tặng được tiệt trùng và sẵn sàng phục vụ các trẻ sơ sinh đang cần sữa mẹ nhất, bao gồm những bé không khỏe, sinh non hoặc không thể bú sữa mẹ hoặc mẹ của bé không có đủ sữa cho con bú.

    Tại sao một em bé sẽ cần sữa được hiến?

    Một bà mẹ sinh non có thể có sữa muộn hơn hoặc em bé quá yếu nên mẹ không thể cho bú, vậy nên mẹ không thể tiết đủ sữa.

    Những em bé bị bệnh hoặc sinh non phải chuyển đến phòng chăm sóc sơ sinh tích cực hoặc phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt. Em bé khi đang được chăm sóc tại bệnh viện sẽ bú sữa được hiến khoảng một vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi mẹ của bé có thể cho bé bú đủ sữa.

    Thỉnh thoảng, các ngân hàng sữa cũng có sẵn sữa dành cho trẻ sơ sinh tạm thời cần nhiều sữa hơn lượng sữa mà mẹ bé có thể tiết ra.

    Lợi ích của việc hiến tặng sữa mẹ

    Nhờ vào quyên góp sữa mẹ, bạn đã góp phần giúp trẻ có nhu cầu có được sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho một đứa trẻ sơ sinh.

    Sữa mẹ cũng chứa các kích thích tố và kháng thể chống lại bệnh tật mà sữa bột bên ngoài không thể có được. Một số trẻ bị dị ứng với sữa ngoài hoặc mắc những căn bệnh ngăn cản bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ngoài. Nếu mẹ của bé tạm thời không thể cung cấp đủ sữa mẹ thì các bé này cần phải được bú sữa hiến tặng thật nhanh chóng.

    Nếu được cho bú sữa mẹ, những trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc không khỏe sẽ giảm khả năng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột đe dọa đến tính mạng (viêm ruột hoại tử).

    Bênh cạnh đó, trẻ bị bệnh hoặc sinh non sẽ được bảo vệ khỏi một số bệnh nhiễm trùng khi bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ sinh non có thể giảm nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe lâu dài như huyết áp cao.

    Ngân hàng sữa hoạt động như thế nào?

    Các ngân hàng sữa sẽ thu thập sữa được đông lanh từ những bà mẹ hiến sữa. Ngân hàng sẽ cung cấp những chai tiệt trùng, nhãn dán cùng một số máy hút sữa. Bạn cần có một tủ đông để lưu trữ sữa của bạn.

    Sữa được hiến từ mỗi người mẹ sẽ được xử lý riêng biệt tại ngân hàng để được tiệt trùng. Khi sữa của bạn đã được xử lý và kiểm tra kỹ càng thì nó sẽ được cung cấp cho những đứa trẻ cần đến.

    Có phải bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể hiến sữa mẹ?

    Không hẳn vậy. Ngân hàng sữa thường chỉ tuyển những mẹ khỏe mạnh có trẻ sơ sinh chưa cai sữa dưới sáu tháng tuổi.

    Nếu bạn muốn hiến sữa, các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn kiểm tra để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng có thể truyền qua sữa của bạn.

    Nhân viên ngân hàng sữa cũng sẽ muốn biết bạn có đang bị bệnh và thường xuyên dùng thuốc hay không, bao gồm cả các loại thuốc thảo dược. Họ cũng có thể hỏi về lượng rượu bia và caffeine bạn thường uống.

    Ngân hàng sữa mẹ không thể lấy sữa từ bạn nếu bạn:

    • Hút thuốc hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp:
    • Dương tính với HIV, viêm gan B hoặc viêm gan C, virus gây u lympho T ở người hoặc bệnh giang mai;
    • Đã truyền máu.

    Hi vọng rằng, trong tương lai gần, dự án Ngân hàng sữa mẹ sẽ được triển khai thành công, góp phần cải thiện tình hình nuôi con bằng sữa mẹ dành cho trẻ sơ sinh và góp phần xây dựng Hướng dẫn Quốc gia về Ngân hàng sữa mẹ.

    Bạn có thể tham khảo thêm:

    • 4 thói quen có thể ảnh hưỡng đến chất lượng sữa mẹ
    • Những điều cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ vắt ra
    • Mẹ nên làm gì khi vú bị căng sữa

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo