backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng khó thở ở trẻ tập đi tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 07/10/2021

    Các biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng khó thở ở trẻ tập đi tại nhà

    Khó thở ở trẻ trong độ tuổi tập đi là một tình trạng khá phổ biến. Một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà có thể giúp các mẹ làm giảm tình trạng này cho con.

    Phần lớn trẻ em ở độ tuổi chập chững tập đi sẽ rất dễ mắc phải các tình trạng liên quan đến hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi,… Vậy vì sao bé gặp phải các tình trạng này? Giải pháp giúp con yêu thở dễ dàng hơn là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

    Nguyên nhân và các vấn đề về hô hấp ở trẻ em

    Đa phần trẻ em trong độ tuổi tập đi thường gặp phải các vấn đề về hô hấp từ nhẹ cho đến trung bình do hệ thống miễn dịch của con vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Điều này xảy ra chủ yếu là do bé bị nhiễm virus đường hô hấp nhưng bệnh thường sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, đôi khi bé sẽ bị vài ngày và kèm theo các triệu chứng như sốt, thở khò khè, uể oải, ăn không ngon và xanh xao.

    Các bệnh như viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và gây nên tình trạng khó thở ở trẻ tập đi.

    Dấu hiệu và triệu chứng đi kèm tình trạng khó thở ở trẻ tập đi

    Khó thở, thở không ra hơi, thở nhanh và thở nặng nề là các dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn khác nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, trẻ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nữa tùy thuộc vào bệnh mà bé đang gặp phải.

    Một số triệu chứng thông thường có thể liên quan đến vấn đề hô hấp là:

    • Sổ mũi, chảy nhiều nước mũi
    • Thở khò khè
    • Chảy nước mắt
    • Nghẹt mũi
    • Hắt hơi
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Thở bằng miệng vì mũi bị tắc
    • Ho khan do dùng bữa trong khi ngực đang đau
    • Hôn mê và có biểu hiện rất mệt mỏi
    • Trẻ thường phải phồng hết lỗ mũi để có thể hít thở
    • Căng cơ ngực hết sức khi hít vào
    • Tái xanh quanh khu vực miệng, lưỡi và các móng tay, chân
    • Con không thể khóc hay nói chuyện bình thường do việc thở gặp khó khăn
    • Thở nhanh và gấp
    • Giọng khan hoặc the thé.
    • Sốt đột ngột, có thể lên đến 40°C
    • Giảm hoạt động, chán ăn

    Các biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng khó thở ở trẻ tập đi tại nhà

    Nếu nhận thấy trẻ bị khó thở dữ dội hoặc kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể thử thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau để giúp giảm tình trạng khó ở trẻ tập đi ngay tại nhà.

    Ngăn ngừa mất nước

    cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ

    Việc ngăn ngừa mất nước sẽ giúp bạn làm loãng đờm và làm dịu các bệnh hô hấp ở trẻ tập đi. Bạn hãy

    • Cho trẻ ăn món ăn lỏng như súp hoặc nước trái cây tươi. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và cũng làm cho dịch nhầy lỏng hơn để dễ dàng hút ra ngoài
    • Cho trẻ uống đủ nước hoặc các dung dịch điện giải
    • Để con ăn lâu hơn so với thời gian bình thường vì lúc này bé đang gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn

    Loại bỏ đờm để giảm tình trạng khó thở cho trẻ

    • Nếu trẻ bị nghẹt mũi, bố mẹ hãy nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước muối vào mũi để làm sạch đường thở, giúp cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.
    • Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ giúp môi trường xung quanh có được độ ẩm cần thiết để bé thở dễ dàng hơn. Máy cũng có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị nếu con bạn dị ứng theo mùa
    • Bố mẹ có thể cho con xông hơi nước để giúp việc thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì hơi nước có thể làm trẻ bị bỏng.

    Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn

    • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
    • Trộn một thìa mật ong với ít bột nghệ và cho bé dùng mỗi ngày 1 lần
    • Tránh hút thuốc và giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá
    • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ của bé
    • Giữ ấm cho bé
    • Dạy con cách rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ

    Đối với các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm phổi do vi khuẩn, con yêu có thể cần dùng kháng sinh hoặc thuốc giãn phế quản để điều trị nhiễm trùng và các vấn đề kèm theo. Tuy nhiên, nếu bạn thấy con đang có biểu hiện rất mệt mỏi hoặc bị sốt cao, thở dốc, thở khò khè và có tiếng huýt sáo trong khi thở, hãy đến gặp bác sĩ để bé được chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 07/10/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo