backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? Khi nào cho bé nằm nghiêng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/10/2022

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? Khi nào cho bé nằm nghiêng?

    Việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trước lúc con có thể tự lẫy sẽ dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như hội chứng đầu bẹt, ngạt thở

    Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian để ngủ. Là bố mẹ, bạn có thể quan sát thấy thói quen khi ngủ của con yêu và đôi khi cảm thấy thú vị khi bé nằm nghiêng khi ngủ. Tuy nhiên, không như người lớn, việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng người khi ngủ sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định.

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn không?

    Trẻ sơ sinh có nên nằm nghiêng hay trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn không? Câu trả lời cho tình huống này là không. Trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế nằm nghiêng sẽ gặp phải một số tình trạng sức khỏe sau:

    1. Chứng đổi màu da khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

    Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh nằm nghiêng bên trái có tốt không hay trẻ sơ sinh nằm nghiêng bên phải có an toàn không. Thực tế, nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ, bé có nguy cơ mắc chứng đổi màu da.

    Khi mắc phải tình trạng này, phía thân người mà bé nằm nghiêng khi ngủ sẽ đổi màu thành màu hồng hoặc đỏ, trong khi nửa còn lại không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy luôn luôn có một ranh giới rõ ràng giữa 2 phần cơ thể với màu sắc rõ rệt.

    Chứng đổi màu da xuất hiện khi trẻ sơ sinh ngủ nghiêng trong nhiều giờ. Tuy nhiên, dẫu cho có vẻ đáng báo động nhưng tình trạng này lại không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến bé và sẽ biến mất sau vài phút nếu bé được xoay lại tư thế nằm ngửa.

    Nguyên nhân gây ra được cho là do trọng lực ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong các mạch máu và gây ra sự tích tụ của những tế bào hồng cầu gần da.

    Điều trị

    Chứng đổi màu da Harlequin không cần phải dùng đến các biện pháp y tế để chữa trị bởi thường sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn sau khi bé đổi tư thế ngủ.

    2. Hội chứng đầu bẹt

    Trẻ sơ sinh ngủ nghiêng đầu có sao không? Bé sơ sinh nằm nghiêng đầu dễ mắc hội chứng đầu bẹt. Vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn còn khá mềm. Điều này sẽ cho phép não cũng như hộp sọ phát triển và mở rộng. Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu khi ngủ, áp lực tích tụ tại một số điểm của hộp sọ, khiến bộ phận này bị lõm, thậm chí chìm vào bên trong thì hội chứng đầu bẹt sẽ xảy ra.

    Bé sẽ mắc phải hội chứng trên nếu bé thường xuyên ngủ trong tư thế nằm nghiêng và ở cùng một phía. Nếu hình dạng hộp sọ không phù hợp có thể hạn chế khả năng mở rộng của não bộ. Điều này có thể làm cho não trở nên kém phát triển.

    Điều trị

    Quá trình điều trị hội chứng đầu bẹt bao gồm sử dụng 1 loại mũ chuyên dụng có chức năng nắn đầu nhằm khắc phục vấn đề. Ngoài ra, bố mẹ phải luôn chú ý tư thế ngủ của con và tránh việc để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.

    3. Tật vẹo cổ nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

    Trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu có sao không? Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu 1 bên, rất có thể bé sẽ bị tật vẹo cổ.

    Tật vẹo cổ được đặc trưng bởi cách nghiêng cổ bất thường theo một hướng do sự rút ngắn nghiêm trọng của cơ sternocleidomastoid kết nối phía bên của đầu với xương đòn. Vì các cơ của bé sơ sinh vẫn còn mềm và đang phát triển, chúng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng sang một bên khi ngủ.

    Điều trị

    Sự căng cứng ở cơ bắp sẽ được giải phóng thông qua hình thức vật lý trị liệu hoặc đeo dây nịt phục hồi. Dây nịt quấn quanh cơ thể bé kèm theo miếng đệm mềm gần cổ. Miếng đệm này có tác dụng đẩy đầu về vị trí bình thường.

    4. Nguy cơ nghẹt thở và mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh có nên nằm nghiêng khi ngủ? Bé sơ sinh nằm ngủ nghiêng khiến khí quản xoắn lại và có thể gây khó thở. Ngoài ra, bé nằm nghiêng đầu một bên và nghiêng toàn cơ thể sang một bên còn khiến sữa trong bụng bé trào ngược và tích tụ xung quanh lỗ mở khí quản tạo ra nguy cơ ngạt thở. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ hoặc nằm sấp đều làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

    Điều trị

    Không có biện pháp điều trị cho tác tình trạng này, nhưng bạn có thể ngăn ngừa bằng cách không để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.

    Bí quyết ngăn ngừa trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

    Các bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dễ dàng để ngăn trẻ sơ sinh nằm nghiêng trong lúc ngủ như:

    1. Đặt bé nằm ngừa

    Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất là để trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ trong nôi hoặc trên giường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tư thế nằm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

    2. Hạn chế vật không cần thiết để khắc phục trẻ sơ sinh nằm nghiêng

    Giường hoặc nôi của trẻ sơ sinh không nên có quá nhiều vật dụng, đồ chơi. Một số đồ vật như gối, thú nhồi bông… có thể khiến bé nghiêng qua một bên trong trường hợp bé xoay trở mình trong khi ngủ.

    3. Hạn chế ủ kén

    Nếu bạn có thói quen ủ kén cho trẻ sơ sinh thì nguy cơ bé nằm nghiêng sang một bên khi ngủ sẽ tăng lên. Điều này là do quấn tã sẽ tạo ra một bề mặt hình trụ mịn xung quanh cơ thể con giúp bé dễ dàng lăn qua một bên. Trên thực tế, việc ủ kén còn làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

    4. Chú ý đến tư thế ngủ của bé

    Trẻ sơ sinh hay nghiêng đầu về 1 bên thì phải làm sao? Nếu trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ, bạn nên xoay đầu của bé mỗi đêm. Ví dụ, nếu đêm trước con nằm hơi nghiêng đầu sang phải thì sang hôm sau, bạn hãy chỉnh để đầu con hơi nghiêng sang trái. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của hội chứng đầu bẹt.

    Khi nào có thể để bé nằm nghiêng khi ngủ?

    Trẻ sơ sinh

    Vào khoảng 6 tháng tuổi, em bé sẽ bắt đầu tập lăn qua một bên. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu con đã có khả năng thực hiện hành động này thì bạn có thể cho bé ngủ nghiêng. Ngoài ra, việc bé chủ động tập nghiêng người còn cho thấy mức độ khỏe mạnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể con và giảm nguy cơ bé ngạt thở khi ngủ.

    Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh tập lẫy trước khi chạm đến mốc 6 tháng tuổi, bạn nên đặt con lại tư thế nằm ngửa.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Tuyệt chiêu dỗ bé ngủ suốt đêm, sâu giấc, không quấy khóc từ chuyên gia

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 16/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo