backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 19/04/2022

    Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa an toàn

    Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng thường gặp khiến nhiều mẹ đau lòng vì bé đại tiện khó khăn. Mẹ đừng lo nhé vì tình trạng này sẽ được giải quyết nhanh nếu mẹ biết cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

    Phần lớn bé bị táo bón là do thay đổi chế độ ăn. Bé sẽ rất dễ bị táo bón nếu được chuyển từ giai đoạn bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm/uống sữa bổ sung, hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Nhưng vẫn có một số lí do khác khiến bé bị táo bón. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón là do đâu? Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? Mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng đọc ngay bài viết sau đây để hiểu thêm về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh nhé!

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón

    Táo bón xảy ra khi chất thải di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa khiến phân của bé trở nên khô cứng. Nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón thường là:

    1. Bé “phớt lờ” nhu cầu đại tiện

    Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân trẻ sơ sinh táo bón này thường xảy ra khi bé đã trải qua nhiều lần đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn khi cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài. Điều này khiến bé cảm thấy sợ hãi và cố gắng “kìm nén” cữ vệ sinh của mình khiến tình trạng bé sơ sinh bị táo bón ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.

    2. Trẻ sơ sinh bị táo bón do thay đổi chế độ ăn uống

    Thời điểm phổ biến khiến bé sơ sinh bị táo bón là khi mẹ cho bé chuyển đổi chế độ bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô.

    Lúc này, cơ chế nhu động ruột của bé chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới nên xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Thêm vào đó, chế độ ăn không đủ rau, củ, quả, thiếu chất xơ và chất lỏng cũng có thể khiến bé bị táo bón.

    Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón cũng rất thường gặp do sữa không hợp, chứa nhiều protein khó tiêu hóa hoặc mẹ pha sữa quá đặc. Nếu nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón là do sữa công thức, bạn có thể cho trẻ sơ sinh bị bón dùng một loại sữa khác phù hợp hơn.

    3. Thay đổi thói quen

    Mọi sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt như ba mẹ cho con đi du lịch dài ngày, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm chức năng ruột của bé bị ảnh hưởng, dẫn đến việc trẻ sơ sinh khó đi ngoài và gây táo bón ở trẻ sơ sinh.

    4. Dị ứng sữa bò

    Bé bị dị ứng sữa bò hoặc dùng quá nhiều các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón: Bé bị táo bón sẽ gặp phải điều gì?

    Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón thường gặp là bé hay quấy khóc do bị đầy bụng, đau tức ở bụng, trướng bụng. Đặc biệt, trẻ sơ sinh khó đi ngoài, thậm chí có trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Mỗi lần đi tiêu bé lại cong lưng, thắt chặt mông và quấy khóc. Lâu ngày, bé thường bị kém ăn, bé không chịu bú mẹ hoặc lười uống sữa. Những điều này góp phần làm bé bị sụt cân.

    Không những thế, phân khô, cứng khiến hậu môn của bé bị đau rát hoặc chảy máu mỗi lần đại tiện. Điều này trở thành “nỗi ám ảnh” khiến bé sợ đi vệ sinh. Về yếu tố tâm lý, nó không những gây ra sự sợ hãi cho bé mà còn tạo tâm lý căng thẳng cho mẹ và cả gia đình mỗi lần thấy con khóc thét vì đau rát hậu môn trong lúc đại tiện.

    Thông thường, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng nhưng chính nỗi sợ này có thể khiến bé bị táo bón mãn tính hay trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày. Từ đó, bé dễ gặp phải những biến chứng và rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe như sốt, sưng bụng, phân có máu, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng vì phải cố sức rặn để đẩy phân ra ngoài.

    Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? 4 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

    trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

    1. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh: Luyện tập thói quen vệ sinh

    Một những mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh là bố mẹ hãy tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày cho trẻ. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.

    Mẹ không nên hiểu việc đi vệ sinh đều đặn có nghĩa là bé phải được đại tiện vào đúng khung giờ đó mỗi ngày bất kể bé có muốn ị hay không. Cách hiểu này không chỉ không giúp ích gì đối với trẻ sơ sinh bị táo bón trong cách trị táo bón cho trẻ mà còn mang lại sự sợ hãi, bực bội cho bé, thậm chí còn khiến trẻ sơ sinh không ị.

    Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ phải để ý xem bé đi ị như thế nào. Ngoài ra, mẹ hãy căn cứ vào cữ ăn của con để canh thời gian đại tiện thích hợp của bé.

    Việc theo dõi này sẽ giúp mẹ biết được lịch trình tiểu tiện của bé để canh giờ “xi” phù hợp. Tập bé đi vệ sinh đúng giờ bằng tiếng “xi” cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả vì lâu dần bé sẽ hiểu rằng mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi” cũng là lúc mình phải đi ị rồi đấy.

    2. Massage bụng cho bé

    Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Theo kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón, massage bụng đều đặn mỗi theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài. Cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón bạn có thể thử là:

    Bạn đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của bạn gần với hông bên phải của bé. Trong quá trình xoay vòng, bạn hãy lưu ý duy trì lực ấn vừa phải vào bụng của bé. Động tác này giúp các thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột.

    Massage bụng đều đặn cho bé sẽ giúp bé đại diện dễ dàng. Đặc biệt với những bé bị táo bón, động tác massage này càng cần được mẹ thực hiện mỗi ngày.

    3. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh: Kết hợp vận động và uống nhiều nước

    Cách giúp trẻ sơ sinh đi ngoài khi bị táo bón là gì? Với những bé lớn hơn, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên và có chế độ vận động hợp lý. Bé thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, cơ quan tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn. Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống gì? Cùng với đó, bố mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước. Nước ở đây được hiểu là các loại chất lỏng như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…

    4. Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng

    Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh là gì? Với trẻ sơ sinh bị táo bón trong khi bú mẹ hoàn toàn, mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh là mẹ hãy cố gắng cho con bú đủ sữa trong mỗi cữ bú. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau. Chất xơ từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ cho bé hấp thụ để phân mềm hơn và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

    Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Với những bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc ăn thô, mẹ hãy cho bé uống đủ nước và ăn nhiều loại đồ ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây, rau xanh. Đồ ăn mềm cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc dễ dàng. Hạn chế tối đa việc cho bé tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và các loại đồ uống có gas vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ.

    Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc chọn loại sữa thích hợp, bố mẹ vẫn phải đồng thời duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ và thói quen sinh hoạt ổn định để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Đó là những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không được cải thiện, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 19/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo