backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh tưa miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Bệnh tưa miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bé, trong đó tưa miệng là một vấn đề phổ biến nhất. 

    Bệnh tưa miệng là tình trạng nhiễm nấm xảy ra khi bé đang bú sữa mẹ. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến vú của mẹ và miệng của bé. Nếu không can thiệp sớm, bé sẽ đau đớn, dẫn đến việc bỏ bú hoặc bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu bài viết sau:

    Vì sao bé mắc bệnh tưa miệng?

    Nấm Candida albiacans thường phát triển ở những nơi ẩm và có đường. Do đó, miệng của bé trong thời gian bú mẹ là một môi trường thuận lợi để nấm Candida phát triển. Loại nấm này tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng các loại vi khuẩn có lợi đã ngăn chặn sự tác động của chúng.

    Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tưa miệng:

    • Những đốm trắng trên ngực hoặc núm vú của mẹ lây sang miệng bé;
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn có màu vàng nhạt và gây chảy mủ;
    • Hội chứng Reynaud;
    • Thời gian bé ngậm vú lâu hơn bình thường cũng dễ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển;
    • Bệnh chàm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tưa miệng ở trẻ.

    Dấu hiệu bị nhiễm nấm

    1. Ở mẹ:

    • Đau ở cả hai ngực và núm vú sau vài ngày hoặc vài tuần cho con bú;
    • Cơn đau ngực hoặc núm vú có thể kéo dài khoảng một giờ;
    • Bạn bị đau núm vú sau khi cho con bú;
    • Da bị ngứa và rất nhạy cảm khi chạm vào;
    • Bạn có cảm giác nóng trên núm vú.

    2. Ở con:

    • Lưỡi hoặc môi của bé có thể có màu trắng bóng;
    • Xuất hiện các mảng vảy màu trắng kem trong miệng của bé, trong má hoặc lưỡi.

    Chăm sóc khi trẻ bị tưa miệng

    • Trước tiên, bạn thử dùng các biện pháp dân gian như giã nát rau ngót, vắt lấy nước hoặc dùng mật ong, nước trà xanh, nước muối sinh lý 0,9% rơ miệng, lưỡi cho trẻ. Chú ý, mật ong chỉ dùng rơ lưỡi cho trẻ trên 1 tuổi nhé. Bạn rơ bằng cách này 2 – 3 lần/ngày.
    • Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa con đi Bệnh viện Nhi Đồng hoặc khoa nhi tại các bệnh viện để khám và điều trị.

    Lưu ý

    • Không hôn miệng bé, tránh lây nước bọt của bạn sang bé.
    • Bạn rửa tay sạch sẽ trước khi rơ miệng cho trẻ.
    • Chỉ rơ lưỡi nhẹ nhàng, không chà sát lưỡi mạnh tay.
    • Các bước rơ lưỡi: Dùng miếng gạc bọc vào đầu ngón trỏ. Khi bắt đầu, bạn chà ngón tay lên 2 hàm của trẻ, sau đó di chuyển ngón tay từ cuống lưỡi ra ngoài, chà tiếp 2 bên má trong và những vị trí còn lại. Không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ gây kích thích nôn trớ.
    • Chỉ rơ lưỡi trước khi cho bé ăn để tránh nôn trớ.

    Phòng ngừa trẻ bị tưa miệng

    Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể làm để phòng ngừa nhiễm nấm:

  • Sử dụng khăn tắm riêng cho mỗi thành viên trong gia đình;
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa;
  • Vệ sinh vú bằng nước sạch sau khi cho con bú sữa mẹ;
  • Dùng tỏi chế biến thức ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm mốc và các bệnh nhiễm nấm khác;
  • Giặt quần áo và vệ sinh đồ chơi của bé bằng nước nóng để diệt các loại bào tử nấm bám vào chúng;
  • Giảm lượng đường và nấm men trong chế độ ăn uống;
  • Sau khi trẻ bú sữa, bạn cho con uống thêm một chút nước đun sôi để nguội nhằm tráng lại miệng và không có cặn sữa còn lưu lại;
  • Vệ sinh bình nước và dụng cụ ăn của bé hàng ngày.
  • Mỗi ngày, bạn vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo