backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cho trẻ ngậm núm vú giả khi nào? Ưu, nhược điểm và top 5 ti giả tốt nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 01/08/2023

    Cho trẻ ngậm núm vú giả khi nào? Ưu, nhược điểm và top 5 ti giả tốt nhất

    Theo nghiên cứu, dùng núm vú giả cho bé có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại lo lắng con dùng núm vú giả sẽ khiến bé bị móm và răng mọc lệch. Vậy có nên cho bé ngậm ti giả và cách cho bé ngậm núm giả như thế nào là tốt?

    Bé cưng nhà bạn dù đã bú no nhưng khi rời vú mẹ lại hay quấy khóc, rất khó dỗ? Bé hay có tật mút ngón để thay cho núm vú? Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng, tự hỏi không biết có nên cho con cho bé ngậm ti giả hay núm giả hay không vì sợ bé nghiện ti giả.

    Bài viết sau Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc dùng ti giả cho bé cũng như giải đáp một số băn khoăn thường gặp như trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không, khi nào cho bé ngậm núm giả, núm vú giả có tác dụng gì…

    Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?

    tác hại của ngậm núm vú giả

    Núm ti giả, núm vú giả cho bé đã và đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bỉm. Dù trẻ sơ sinh dùng ti giả có thể ít quấy khóc và yên tâm hơn khi ngủ nhưng bạn đừng nên quá lạm dụng để tránh gặp tác dụng ngược.

    Dưới đây là một số thông tin về ưu và nhược điểm của việc sử dụng ti giả để bạn phần nào có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho bé ngậm ti giả không.

    1. Tác dụng của ti giả khiến nhiều người bất ngờ

    Một số bé chỉ cần được mẹ âu yếm, vuốt ve và ngậm núm vú trong lúc bú mẹ là đã thoải mái và thích thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé không thể xa rời ti mẹ, ngay cả khi không đói. Lúc này núm ti giả sẽ hỗ trợ mẹ xoa dịu bé bởi núm vú giả giống vú mẹ, giúp bé hết khóc, quấy nhiễu.

    Bên cạnh đó, vật dụng này còn mang lại một lợi ích khá bất ngờ. Một số nghiên cứu cho thấy dùng ti giả cho trẻ sơ sinh vào giờ đi ngủ và nghỉ trưa sẽ làm giảm nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

    Dù nghiên cứu không chỉ ra cách núm vú giả giúp ngăn ngừa SIDS nhưng nó khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng núm vú giả cho trẻ sơ sinh và nguy cơ SIDS. Ngoài ra, khi con lớn hơn, việc cai ti giả cũng sẽ dễ hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay ở trẻ.

    2. Cẩn thận với những tác hại khi dùng ti giả cho bé

    Sử dụng núm ti giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé dưới 18 tháng tuổi, nguy cơ bệnh này thường rất thấp. Do đó bạn nên cho bé sử dụng núm ti giả cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi rưỡi (khi nhu cầu được ngậm núm vú của bé lớn nhất) và sau đó bắt đầu cai cho bé thì sẽ tốt hơn.

    Nếu cho con bú mẹ, bạn nên đợi cho đến khi bé bú mẹ thành thạo rồi mới cho con sử dụng ti giả. Một số quan điểm cho rằng việc dùng núm vú giả cho bé quá sớm sẽ khiến bé từ chối núm vú thật. Ngoài ra, sử dụng ti giả thường xuyên còn khiến bé trở nên phụ thuộc, nếu không có ti giả sẽ không ngủ hoặc khó chịu.

    Nhiều mẹ cũng lo lắng cho bé dùng ti giả có thể không tốt cho sự phát triển của răng. Thực tế, trẻ nhỏ sẽ ít có khả năng bị hư răng nếu bé ngừng sử dụng vào thời điểm 2 hoặc 3 tuổi. Thông thường các bé sẽ bỏ được từ trước đó (khi mà bé chỉ có răng sữa mà thôi), thế nên răng bé sẽ không bị ảnh hưởng. Điều này cũng có nghĩa là, nếu trẻ sử dụng càng lâu, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng càng lớn.

    Cách cho bé ngậm núm giả: 6 nguyên tắc cần nhớ

    vệ sinh ti giả cho bé

    1. Đừng ép bé ngậm núm vú giả

    Mẹ hãy để con quyết định thay vì cứ đưa trực tiếp ti giả vào miệng bé. Nếu con nhận ngay thì không sao nhưng nếu con từ chối thì mẹ cũng đừng nên ép. Mẹ có thể thử lại lần sau hoặc đơn giản là tìm cách khác để bé vui vẻ và thích thú hơn.

    2. Chỉ dùng núm vú giả khi bé không đói

    Cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Cách sử dụng ti giả tốt nhất là bạn nên cho bé ngậm giữa các bữa ăn khi biết chắc là con không đói và tránh sử dụng vật dụng này như một cách để trì hoãn việc cho bé bú hoặc thay thế sự quan tâm, chăm sóc của mẹ.

    Thay vào đó, núm ti giả sẽ hữu ích trong những trường hợp bé cần được vỗ về, ví dụ như trong lúc đi mua hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại hoặc ngồi trên xe.

    3. Cho bé ngậm núm vú giả không phải là cách duy nhất để dỗ dành con

    Mẹ hãy thử cho bé ngậm ti giả khi ngủ trưa và buổi tối. Nếu nó rơi ra khỏi miệng khi bé ngủ, mẹ đừng gắn trở lại vào miệng con. Lúc con quấy khóc, trước tiên mẹ hãy cố gắng dỗ bằng những cách khác, chẳng hạn như âu yếm, ẵm bé lên hoặc ca hát rồi hẵng nghĩ đến việc dùng núm vú giả.

    4. Thận trọng khi đeo núm vú giả trên người con

    Bố mẹ đừng buộc ti giả quanh cổ hoặc để trên nôi của con. Bé có thể vô tình siết cổ mình lại bằng những dây buộc đó. Sẽ an toàn hơn nếu bạn gắn núm vú giả vào quần áo của bé với một cái kẹp đặc biệt được chế tạo dành riêng cho việc này.

    5. Vệ sinh núm vú giả sạch sẽ

    Trước hết, bạn hãy lựa chọn núm vú giả an toàn và phù hợp cho bé. Trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh ti giả trước khi cho bé ngậm. Bạn nên rửa ti giả thường xuyên bằng nước ấm. Nếu thấy những vết nứt nhỏ xuất hiện hoặc các dấu hiệu khác, mẹ nên thay ngay cái mới.

    Đừng vệ sinh núm vú giả bằng cách đưa nó vào miệng bố mẹ nhé. Nước bọt của người lớn có chứa vi khuẩn có thể gây sâu răng cho bé ngay khi răng bé mới bắt đầu nhú ra từ nướu. Bạn cũng không nên nhúng núm vú giả vào nước trái cây hoặc đường vì điều này cũng có thể làm bé bị sâu răng.

    6. Thời điểm không nên cho bé ngậm núm ti giả

    Không nên cho trẻ ngậm núm giả khi nào? Trong một số trường hợp dưới đây, sử dụng núm ti giả sẽ mang đến tác dụng ngược:

    • Bé đang có vấn đề tăng cân
    • Bé bị nhiễm trùng tai giữa

    Khi nào cho bé ngậm núm giả là tốt nhất?

    núm vú giả

    Khi nào cho bé ngậm núm giả? Bạn có thể dùng núm ngậm cho bé khi bé được 6 – 8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng tuổi). Lúc này, lượng sữa bú tăng lên, bé dễ đói hay mè nheo nên việc dùng ty giả cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé bớt khó chịu.

    Ở 3 – 4 tuần đầu sau sinh, mẹ không nên cho bé dùng núm ty giả vì lúc này bé cần tiếp xúc và bú mẹ thường xuyên để làm quen và giúp mẹ kích thích sữa về nhiều hơn.

    Ngoài ra, khi dùng núm ty giả cho bé, mẹ cần tập cho trẻ ngậm núm giả từ từ. Lúc đầu, bé có thể hào hứng nhưng khi phát hiện núm vú giả không giống vú mẹ, bé sẽ cáu gắt.

    Cách chọn núm ti giả cho bé

    Để chọn được loại núm vú giả cho bé, bạn hãy lưu ý đến 4 tiêu chí sau:

    1. Núm vú được làm từ chất liệu an toàn cho trẻ và mềm mại như: polypropylene, silicone,…
    2. Có đèn phát sáng để dễ dàng tìm trong bóng tối
    3. Nên chọn đầu núm dẹp để tránh gây ảnh hưởng đến răng trẻ
    4. Chọn núm vú của những nhãn hiệu lớn, uy tín

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay 5 loại núm vú giả cho trẻ đáp ứng được 4 tiêu chí trên nhé!

    Top 5 núm vú giả của các nhãn hiệu lớn

    1. Núm ngậm đơn phát sáng con cừu Dr Brown’s

    núm vú giả 1

    Giới thiệu

    Thuộc nhãn hiệu Dr.Brown’s là thương hiệu bình sữa Thụy Sỹ được nhiều người tin dùng. Sản phẩm núm ví ngậm đơn phát sáng có thiết kế đặc biệt, giúp hỗ trợ điều chỉnh răng và không gây kích ứng cho da bé nhờ vào độ cong vừa phải của ti. Ti được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe của trẻ nên mẹ không cần lo lắng nhé!

    Ưu điểm và nhược điểm của núm ngậm đơn phát sáng con cừu Dr Brown’s

    Ưu điểm

    • Thiết kế cong, vừa vặn khuôn mặt của bé
    • Tin có khả năng phát sáng
    • Hỗ trợ chỉnh nha, giảm thiểu khả năng gây kích ứng da
    • Chất liệu silicone và Polypropylene không chứa BPA, an toàn tuyệt đối cho bé

    Nhược điểm

    • Có mùi nhựa
    • Đầu ti hơi cứng

    2. Núm ti ngậm Philips Avent thông khí

    Giới thiệu

    Hiểu được tình trạng kích ứng khi ngậm ti của trẻ, sản phẩm ti giả Phillips Avent được thiết kế với 4 lỗ thông khí lớn, giúp vùng da miệng trẻ luôn khô thoáng, tránh tình trạng lở loét da. Ngoài ra, ti có các cạnh lượn tròn, không để lại vết hằn cùng với đầu ti mềm mại, có thể gập lại.

    Ưu điểm và nhược điểm của núm ti ngậm Philips Avent

    Ưu điểm

    • Thiết kế thông khí, hạn chế tình trạng kích ứng
    • Được làm từ silicon nên rất mềm mại
    • Các cạnh lượn tròn để bé ngậm thoải mái
    • Đầu ti mềm, có thể gập lại – hỗ trợ phát triển vòm miệng, răng và lợi

    Nhược điểm

    • Có mùi cao su

    3. Núm ngậm Pigeon Mickey Disney

    núm vú giả

    Giới thiệu

    Núm ngậm Pigeon phiên bản giới hạn Mickey Disney phù hợp với trẻ từ 0 – 6 tháng. Sản phẩm được làm từ silicone nên rất mềm mại, an toàn cho trẻ. Thiết kế núm dẹp độc quyền nên mẹ không cần lo lắng núm giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

    Ưu điểm và nhược điểm của Pigeon Mickey Disney

    Ưu điểm

    • Thiết kế núm dẹp cùng với chất liệu silicone nên an toàn với trẻ
    • Thiết kế có hình chú chuột Mickey đáng yêu, sinh động
    • Nhãn hiệu Pigeon uy tín, nổi tiếng

    Nhược điểm

    • Không có đèn phát sáng

    4. Núm ti giả Kichilachi

    Giới thiệu

    Là thương hiệu của Nhật Bản – Kichilachi là người bạn đồng hành của các mẹ bỉm nuôi con nhỏ. Sản phẩm núm vú giả Kichilachi có vành ti cong tròn, giúp vùng da miệng trẻ không bị ẩm ướt – tránh tình trạng kích ứng. Đầu ti dẹp nên mẹ không cần lo lắng về sự phát triển răng, lợi của trẻ.

    Ưu điểm và nhược điểm của núm ti giả Kichilachi

    Ưu điểm

    • Có khả năng chỉnh nha, chống vẩu nhờ vào thiết kế độc quyền
    • Vành ti tròn, mở rộng – không bị xoắn đầu ti hay bị đẩy sâu vào cổ họng
    • Chất liệu silicone mềm mại, an toàn

    Nhược điểm

    • Đầu ti dẹp, nhỏ nên trẻ hay làm rơi
    • Không có đèn phát sáng

    5. Ti giả Nuk Sleeptime Silicone Plus (Mickey Disney)

    Giới thiệu

    Sản phẩm ti giả Nuk Sleeptime Silicone Plus được dùng cho trẻ từ 0-18 tháng tuổi với nhiều kích cỡ và thiết kế khác nhau. Là phiên bản mới của dòng Sleeptime Silicone, sản phẩm có thiết kế dẹp, không cản trở sử phát triển răng lợi của trẻ. Ngoài ra, vành ti còn có thiết kế nhân vật hoạt hình Disney – rất đáng yêu và bắt mắt.

    Ưu điểm và nhược điểm của ti giả Nuk Sleeptime Silicone Plus (Mickey Disney)

    Ưu điểm

    • Chất liệu silicone y tế cao cấp nên không có mùi nhựa
    • Cổ núm ti hẹp, giúp vùng da miệng bé luôn khô thoáng
    • Dễ dàng vệ sinh trong lò vi sóng

    Nhược điểm

    • Không có đèn phát sáng

    Việc sử dụng ti giả đúng cách cho trẻ sơ sinh có thể bảo vệ con khỏi hội chứng đột tử khi ngủ. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng nếu bé quá thích thú với món đồ này. Tuy vậy, để an toàn nhất với con, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên cho bé dùng ti giả hay không nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 01/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo