backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ quấy khóc? Mẹo để bé ngủ ngon

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 03/03/2022

    Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ quấy khóc? Mẹo để bé ngủ ngon

    Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay bé sơ sinh ngủ không ngon giấc có thể xảy ra bởi rất nhiều lý do khiến bé sinh ra mệt mỏi, quấy khóc. Để chấm dứt tình trạng này, mẹ bỉm sữa cần tìm ra được những nguyên do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì giấc ngủ chính là nền tảng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 16 giờ một ngày hoặc hơn. Việc ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo cho trẻ được khỏe mạnh, phát triển tốt. Trong khi trẻ ngủ, tuyến tiền yên trong não tiết ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

    Chính vì vậy, trẻ mất ngủ hay gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ sẽ không thể cao lớn, khỏe mạnh như những bạn đồng trang lứa, thậm chí ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến nhận thức, hành vi và trẻ cũng có thể gặp tình trạng béo phì do rối loạn hormone. Vậy, tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm hay vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

    Làm cha mẹ, chẳng ai muốn bé cưng của mình không được vui khỏe, nhưng ngặt nỗi các bé còn quá nhỏ để nói lên những lý do khiến bản thân khó chịu. Do vậy, hãy trở thành những ông bố, bà mẹ tâm lý bằng cách bỏ túi cẩm nang những nguyên nhân khiến bé sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban đêm sau đây nhé!

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc? 

    1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vì bé đói

    Dạ dày của các bé sơ sinh rất nhỏ nên không thể chứa đủ lượng sữa đáp ứng nhu cầu của bé trong thời gian dài chỉ qua một lần bú mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ lượng sữa bé bú trong một cữ trước khi đi ngủ vào buổi tối có thể được tiêu hóa nhanh chóng. Khi phải đi ngủ với một chiếc bao tử rỗng, bé sẽ dễ cáu gắt và bé thức dậy lúc nửa đêm chỉ để đòi ăn. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh đêm không chịu ngủ.

    Các chuyên gia về nhi khoa cũng cho biết rằng đây là lý do phổ biến nhất gây cản trở giấc ngủ của trẻ. Ngoài việc đói bụng thì khát cũng là một nguyên do khác khiến trẻ sơ sinh không được ngon giấc hay trẻ sơ sinh khó ngủ ban đêm.

    Giải pháp hữu ích nhất lúc này không gì khác hơn là mẹ hãy cho bé bú no. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần lưu ý rằng không nên tập cho trẻ thói quen cho trẻ bú đêm khi con đã lớn hơn một chút. Nguyên do là thói quen bú đêm dễ khiến bé bị rối loạn giấc ngủ, hơn nữa lại còn có thể gây sâu răng trong tương lai.

    2. Bé không phân biệt được ngày và đêm

    trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do không phân biệt được ngày và đêm

    Khi vừa chào đời, các bé thường ngủ dựa trên nhu cầu bất kể quy luật ngày đêm. Nguyên nhân là vì trẻ không phân biệt được ngày và đêm như người lớn. Đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay bé sơ sinh ngủ không ngon giấc. Không ít bà mẹ vì thiếu kiến thức và kỹ năng chăm con nên để các bé ngủ vô tội vạ theo ý thích của chúng, về lâu dài sẽ hình thành thói quen ngủ không đúng giờ giấc. Với trẻ sơ sinh đêm ngủ hay trằn trọc, con thường không thể tự ru mình ngủ lại nên sẽ lại làm phiền đến bố mẹ hay người chăm sóc trẻ.

    Giải pháp cho việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay trẻ sơ sinh đêm không chịu ngủ là mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, thay vì mệt lúc nào ngủ lúc đấy. Mẹ nên cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày, cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sớm nhằm giúp thiết lập đồng hồ sinh học trong cơ thể bé.

    Ngoài ra, phòng ngủ của trẻ cũng cần thật yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp hoặc tắt hẳn vào ban đêm, bởi đôi khi chúng cũng là những yếu tố khiến bé sơ sinh khó ngủ đêm hay trẻ sơ sinh đêm ngủ không ngon giấc.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Mẹ cần làm gì để con có giấc ngủ ngon?

    3. Vấn đề sức khỏe khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

    Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc? Đôi khi việc gặp một số vấn đề sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ của con bạn, khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay trẻ sơ sinh quấy khóc ngủ không sâu giấc. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đêm không chịu ngủ hay trẻ sơ sinh không ngủ đêm có thể kế đế như:

    Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc ngủ không sâu giấc do chứng trào ngược, bạn nên cho bé nằm hơi cao đầu một chút hoặc vỗ nhẹ lưng sau mỗi cữ bú để bé ợ hơi nhằm tránh khó chịu cho bé. Nếu trẻ sơ sinh thức đêm khó ngủ và quấy khóc mà không có lý do, bố mẹ cũng cần kiểm tra kỹ xem bé có bị đau ở đâu không, bé bị côn trùng đốt không nhằm tránh những tình huống xấu xảy ra.

    Nếu đã xem xét kỹ mà vẫn không biết trẻ sơ sinh không chịu ngủ đêm và quấy khóc vì nguyên nhân gì và tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày liền, bạn nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, xác minh nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    4. Trẻ khó ngủ đôi khi là do nhạy cảm với một vài yếu tố

    trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do nhạy cảm với một vài yếu tố

    Nguyên nhân khiến 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc"}” data-sheets-userformat=”{"2":513,"3":{"1":0},"12":0}”>trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc là gì? Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ thần kinh vốn rất mong manh và dễ nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường xung quanh có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ của phòng ngủ (quá nóng hoặc quá lạnh), xung quanh quá ồn ào, do người lạ ẵm bồng…

    Thêm vào đó, vấn đề dinh dưỡng cũng không thể không nhắc đến khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh không chịu ngủ đêm hay trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc. Chẳng hạn sự có mặt của những thực phẩm có nhiều chất kích thích như chocolate, cà phê, trà… trong chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Điều này chắc chắn bé làm cho trẻ sơ sinh thức đêm khó ngủ cũng như khiến trẻ sơ sinh trằn trọc ngủ không sâu giấc sau khi bú mẹ.

    Do đó, mẹ cần hạn chế tất cả những yếu tố khiến trẻ sơ sinh ban đêm khó ngủ và tránh tiêu thụ những loại thực phẩm kể trên. Một mẹo nhỏ để tạo cảm giác an toàn, ấm cúng cho bé là nên bài trí thêm những vật dụng đáng yêu như gấu bông trong tầm nhìn của bé để chúng vỗ về khi lỡ may bé có thức giấc giữa chừng.

    5. Tã lót: thủ phạm khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

    Nhiều bậc phụ huynh thường khá hời hợt trong cách chọn tã cho trẻ sơ sinh. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe không đáng có như tình trạng hăm tã khiến bé mệt mỏi và bé ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

    Tình trạng hăm tã có thể bắt nguồn từ việc bé không được thay tã thường xuyên. Điều này làm gia tăng sự ma sát giữa da của bé với nước tiểu hoặc phân khi tã đã bị ướt dẫn đến tình trạng hăm. Thế nhưng, cũng không vì vậy mà bạn cho bé mặc tã quá rộng vì nghĩ rằng trẻ sẽ thoải mái hơn hoặc ngược lại để bé mặc chật để ngăn nước tiểu, phân tràn chảy ra ngoài nếu không thay kịp.

    Cả hai suy nghĩ trên đều hoàn toàn sai lầm. Tã quá rộng không ôm vừa cơ thể bé sẽ khiến nước tiểu có thể tràn ra ngoài, tã quá chật sẽ làm tăng ma sát với cơ thể khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn.

    Ngoài ra, không ít mẹ vì tiết kiệm nên chờ cho tã thấm ướt căng phồng rồi mới thay nên vô tình tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn có trong nước tiểu và phân của bé sinh sôi gây hại cho làn da non nớt của con. 

    >>> Bạn có thể quan tâm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Bé yêu ngủ bao nhiêu là đủ?

    Giải pháp đơn giản nhất cho các bà mẹ bỉm sữa là nên chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt để nhỡ có ngủ quên thì bé vẫn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Cách làm này sẽ giúp hạn chế vấn đề bé sơ sinh ngủ không sâu giấc.

    Cách để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

    Tạo cho bé thói quen ngủ tốt, phân biệt ngày và đêm là cách đầu tiên giúp khắc phục vấn đề trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Vào ban ngày, bạn nên mở cửa để ánh sáng lọt vào phòng. Ngoài ra, không cần hạn chế các tiếng ồn thường ngày như tiếng tivi, máy giặt, và thường xuyên chơi với bé. Tuy nhiên, vào ban đêm, bạn nên giữ cho phòng ngủ tối hoặc ánh sáng nên ở mức nhẹ. Đồng thời, giữ cho không gian yên tĩnh, không nên trò chuyện nhiều với bé, tránh việc trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc hay bé ngủ không sâu giấc.

    Dạy cho trẻ tự ngủ bằng cách tập cho bé ngủ vào một giờ cố định, và không cho bé nằm võng lắc, đu đưa, hay ẵm bế. Sắp xếp lịch bú hoặc lịch ăn của bé vào khung giờ thích hợp để trẻ không cảm thấy quá đói hoặc quá no khi ngủ.

    Ngoài ra, xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạn chế vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm hay em bé sơ sinh ngủ không sâu giấc. Trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc cũng làm cho bé không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Từ đó về sau, bé có thể dễ bị thừa cân hoặc thiếu các chất dinh dưỡng. Điều này vốn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện thể chất, tâm thần và vận động của trẻ.

    Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, giúp thúc đẩy sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm cho trẻ thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chấtvitamin cần thiết như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B ,… Bé sẽ được hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để trẻ ít ốm vặt, hay phải gặp các vấn đề tiêu hóa.

    Việc trẻ bị mất ngủ không còn là nỗi lo sợ của bất kỳ bà mẹ bỉm sữa nào nếu như chúng ta hiểu được đâu là những “ông kẹ” đang cản phá giấc ngủ của con! Hy vọng rằng qua bài viết trên giúp các bậc cha mẹ xác định được nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, từ đó áp dụng một số cách giúp cái thiện giờ giấc ngủ sinh hoạt của bé tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 03/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo